A2 pro

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
A2 pro

Diễn đàn dành riêng cho lớp A2 trường THPT Hoằng Hóa 4

Thống Kê

Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không


[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 17 người, vào ngày Mon Sep 16, 2024 9:33 pm

Dong Nhi -than tuong cua toi

Sat Mar 26, 2011 2:28 pm by littleprincess_a2

Sau một thời gian khá dài tập trung quảng bá cho các ca khúc trong album vol.1 The First Step theo dòng nhạc Pop dance, những ngày đầu tháng 3 này, Đông Nhi đã bắt tay cùng quản lý - nhạc sĩ Đằng Phương thực hiện một ca khúc mới toanh. Với tên gọi Từng thuộc về nhau, ca khúc mới của Đông Nhi chính là món quà đặc biệt …

Hướng dẫn cach bỏ ảnh vào bài viết

Fri Mar 18, 2011 7:37 pm by Admin

các bạn truy cập vào đây
sau đó chọn ảnh
chọn ảnh trong máy tính
sau đó upload lên
bạn copy link diễn đàn (bôi đen ấn chuột phải chọn copy)
cuối cùng vào chỗ bài viết paste(dán) vào bài viết của mình (ấn chuột phải chọn paste)


Hướng dẫn cach post bài

Mon Mar 14, 2011 7:52 pm by Admin

Khi các bạn muốn post một bài viết nào đó các bạn chọn mục cần viết, rồi chọn tiếp newtopic
Khi đó sẽ có mục gửi bài mới, các bạn viết tên tiêu đề của bài viết vào chỗ Title of the topic , sau đó viết bài viết vào khoảng trắng lớn nhất
Có thể gửi kèm nhạc ảnh hình yahoo vào bài viết cho sinh động VD : …

Hướng dẫn cách đăng kí tài khoản để tham gia diễn đàn

Mon Mar 14, 2011 8:09 pm by Admin

Các bạn vào trang của diễn đàn https://a2hh4.forumvi.com/
sau đó kich chọn đăng kí
Làm theo hướng dẫn
sau khi đăng kí xong tài khoản cua bạn vẫn chưa được kich hoạt
Để kich hoạt tài khoản các bạn vào email của mình vừa đăng kí rồi làm theo hướng dẫn như trong email
Muốn vào email thi hỏi mình Lê Văn Hải [img][URL=http://photo.apps.zing.vn/staronline133/apps/photo/album/photo-detail/id/1161881540]Những câu chuyện cảm động p4 …

Hướng dẫn cách trả lời bài viết

Mon Mar 14, 2011 7:56 pm by Admin

Đứng trước 1 bài viết hay 1 bài viết dở , bạn có thể trả lời hoặc nhận xét bài viết đó bằng cách chọn post reply
viết tương tự như post bài

Keywords

Latest topics

» Mu Gia Long - Dòng Máu Hoàng Tộc Season 6 Open 24/04/2011
Những câu chuyện cảm động p4 I_icon_minitimeTue Apr 19, 2011 11:28 am by Khách viếng thăm

» truyện cười đê............
Những câu chuyện cảm động p4 I_icon_minitimeTue Apr 05, 2011 7:46 pm by lamcan_a2

» khó wa.com.
Những câu chuyện cảm động p4 I_icon_minitimeThu Mar 31, 2011 8:37 pm by van_giapa2

» anh lop a2 minh ne`
Những câu chuyện cảm động p4 I_icon_minitimeMon Mar 28, 2011 8:00 pm by ho^`ngchie^n_rockchick

» ĐÔI KHI...
Những câu chuyện cảm động p4 I_icon_minitimeSun Mar 27, 2011 10:34 am by van_giapa2

» trả lời nhanh nhé các bạn!!!
Những câu chuyện cảm động p4 I_icon_minitimeSun Mar 27, 2011 10:23 am by van_giapa2

» Tổng hợp Hài 'Bao Công xử án Tôn Ngộ Không'
Những câu chuyện cảm động p4 I_icon_minitimeSat Mar 26, 2011 8:16 pm by Admin

» Những video cảm động về chó
Những câu chuyện cảm động p4 I_icon_minitimeSat Mar 26, 2011 8:08 pm by Admin

» nghe bai hat moi nhat cua Dong Nhi "Tung thuoc ve nhau "
Những câu chuyện cảm động p4 I_icon_minitimeSat Mar 26, 2011 2:41 pm by littleprincess_a2


    Những câu chuyện cảm động p4

    Admin
    Admin
    Trưởng phòng xuất sắc
    Trưởng phòng xuất sắc


    Tổng số bài gửi : 54
    Reputation : 2
    Join date : 14/03/2011
    Age : 30
    Đến từ : Hoằng Hóa Thanh Hóa

    Những câu chuyện cảm động p4 Empty Những câu chuyện cảm động p4

    Bài gửi  Admin Fri Mar 18, 2011 7:54 pm

    Lời hứa
    Chúng tôi đứng dưới chân núi ngước nhìn lên ngọn Shas­ta và thấy bầu trời tràn ngập những vì sao sáng ngời. Ở đây, ngoài đội chúng tôi ra, còn có một chiếc lều đơn của một anh chàng khoảng chừng hăm hai tuổi, dựng trên một ụ tuyết gần đó.

    Thỉnh thoảng, tôi liếc nhìn sang và thấy anh chàng đang gói ghém đồ đạc chuẩn bị cho buổi leo núi sáng hôm sau. Anh ta đặt vào túi một chiếc hộp nhỏ trước, rồi đến hai cái chai và phần ăn trưa. Bắt gặp tôi đang nhìn mình, anh ta đưa tay lên vẫy vẫy. Tôi cũng chào đáp lễ rồi quay lại với công việc chuẩn bị của mình.

    Buổi sáng, mặt trời mọc lên trong buổi bình minh trời hanh khô và lạnh buốt. Sau khi ăn sáng, chúng tôi hăm hở chuẩn bị chuyến leo núi của mình. Tôi đi cuối cùng, theo sau những người khác, bước những bước chân thật chậm và cẩn thận.

    Một lúc sau, anh bạn trẻ ở lều bên cạnh bắt kịp tôi và đề nghị được đi chung với tôi. Tôi hơi do dự. Thật sự tôi chẳng muốn có một người bạn đồng hành tí nào. Ngoài ra, tôi còn để ý thấy bước chân của anh ta hơi khập khiễng, không chắc anh ta có thể leo lên đến đỉnh hay không nữa. Tôi chẳng muốn bỏ dở mọi nỗ lực chinh phục đỉnh núi của mình chỉ để giúp anh ta.

    “Tôi rất vui khi có bạn đồng hành.” Tôi trả lời bất chấp mối nghi ngại của mình. Anh ta tên là Walt, anh ta kể cho tôi rằng đây là lần thứ ba anh ta thử leo lên đỉnh ngọn núi này.

    “Năm tôi mười hai tuổi, cha tôi dẫn tôi đến đây và đó là chuyến đi đầu tiên của tôi, nhưng khi đó thời tiết quá xấu, nên chúng tôi buộc lòng phải quay trở lại.”

    Rồi anh ta dừng lại, mỉm cười một cách tự hào: “Cha tôi là một người đàn ông tuyệt vời và là một tay leo núi cừ khôi.”

    Tôi im lặng bước ngang qua một lối đi ngắn. Anh bạn trẻ lại tiếp tục: “Tôi sinh ra với một chút khuyết tật ở chân trái, nên tôi luôn gặp khó khăn trong đi lại và chạy nhảy. Thế nhưng, cha tôi không để cho chuyện đó cản trở tôi. Khi tôi chỉ còn là một đứa trẻ bé tí, cha đã dẫn tôi đi câu cá. Tôi còn nhớ như in cái lần đầu tiên tôi thả lưỡi câu xuống và kéo lên được một con cá hồi. Cha tôi cứ khăng khăng rằng tôi có thể tự làm sạch con cá đó. Và nó chính là con cá ngon nhất mà tôi từng được ăn.

    Chúng tôi cùng dừng lại bên lối mòn để đeo các móc sắt vào. Và khi chúng tôi leo lên cao hơn, anh ta lại tiếp tục câu chuyện của mình.

    “Khi tôi được chín tuổi, cha bắt đầu đưa tôi đi leo núi. Chân tôi đã dần cứng cáp hơn và cuối cùng thì cũng theo kịp ông. Hè năm ngoái, ông gọi điện rủ tôi thực hiện cuộc chinh phục đỉnh Shas­ta này một lần nữa. Từ khi cha mẹ tôi ly hôn, tôi chẳng còn mấy dịp gặp ông, nên khi có cơ hội là tôi chộp lấy ngay.”

    Walt dừng lại, nhìn xuống mấy túp lều bên dưới.

    “Chúng tôi đã dựng lều ngay tại chỗ chiếc lều của tôi ở bên dưới kia. cả hai chúng tôi chẳng vội vàng gì, chúng tôi chỉ muốn hai cha con có nhiều thời gi­an được ở bên nhau hơn. Ông bảo với tôi rằng tất cả những gì ông mong muốn là được sống cùng với các con và các cháu của mình. Rồi cha tôi đã im lặng rất lâu, gương mặt ông lộ rõ nét đượm buồn.”

    Tôi không nói gì, để giành hơi sức để tiếp tục leo lên. Rồi chúng tôi lên đến một đoạn dốc trơn trợt, nhỏ hẹp, và đầy băng tuyết. Lúc ấy, dường như tôi chẳng còn nhận ra tật khập khiễng ở chân anh ấy.

    Anh ta hỏi tôi: “Sao anh không đi trước? Tôi còn nhớ tại chỗ này thường hay có đá lở. Tôi không muốn mình làm rơi đá trúng người anh đâu”.

    Mười phút sau, chúng tôi dừng lại để nghỉ ngơi một lát. Lúc đó, tôi mới được biết anh ta tròn hai mốt tuổi, đã lập gia đình, và có một đứa con mới được ba tháng tuổi.

    “Lần trước, tôi và cha cũng leo tới đoạn này thì tôi bị trở ốm rất nặng không thể tiếp tục được. Cha đã vác tôi trên lưng và không biết bằng cách nào mà hai cha con đã xuống được bên dưới trước khi ông gọi cấp cứu. Sau đó, đội tìm kiếm cứu hộ đã đưa tôi đến bệnh viện. Và hai cha con tôi đã hứa là sẽ tiếp tục cuộc hành trình dang dở đó vào một lần khác.”

    Walt lại nhìn xuống bên dưới, cố giấu đi dòng nước mắt. “Nhưng chúng tôi đã không thực hiện được lời hứa. Cha tôi đã qua đời hồi tháng trước.”

    Sau một phút tưởng nhớ, chúng tôi lại tiếp tục tiến lên. Khi gần đến đỉnh núi, chúng tôi dừng lại nghỉ một lần nữa trên một mõm đá nhỏ. Bầu trời thật trong xanh, mặt trời tuy ở cao vút nhưng tôi có thể cảm nhận được hơi ấm của nó lan tỏa khắp nơi.

    Cách đó vài mét, Walt ngồi trên một tảng đá, hai tay cẩn thận mân mê chiếc hộp nhỏ mà anh ta đã gói ghém tối qua, miệng thầm thì: “Lần này thì chúng ta đã làm được rồi cha à. Lần trước, cha đã cõng con, lần này thì đến lượt con.

    Rồi Walt đột ngột đứng dậy. Từ từ tiến lên đỉnh núi không nói thêm lời nào. Tôi nhìn chằm chằm vào khuôn mặt Walt lúc anh ấy bước ngang qua tôi, gương mặt anh ngời sáng với nụ cười hạnh phúc trên môi. Tôi lặng lẽ bước theo anh ấy.

    Cuối cùng, khi lên đến đỉnh, Walt cẩn thận quỳ xuống, kính cẩn lấy chiếc hộp trong túi ra. Anh ta đào một cái lỗ sâu khoảng ba bốn tất dưới lớp tuyết, rải một ít tro của cha mình vào đó, lấp hố lại, rồi đắp những hòn đá chung quanh tạo thành một ngôi mộ nho nhỏ.

    Rồi anh ta đứng dậy, lần lượt quay mặt mình về bốn phía và rải hết phần tro còn lại.

    Gương mặt Walt tuy đẫm lệ nhưng lộ rõ niềm hạnh phúc và chiến thắng. Anh ta tung nắm tro cuối cùng vào trong gió rồi hét lên: “Chúng ta đã làm được rồi, cha ơi, chúng ta đã làm được! Cha hãy yên nghỉ trên đỉnh núi của chúng ta, cha nhé! Rồi mai này con sẽ quay trở lại và mang theo cháu nội của cha cùng đến để cháu được gặp ông nội một lần nhé!”

    Con gái út
    Họ là một gia đình hạnh phúc có bốn cô con gái cùng học chung một trường. các cô bé đều học giỏi và thân thiện. Nhưng cô con gái út Jan­ice, học sinh của lớp tôi, thì dường như lúc nào cũng bám váy mẹ. Ba cô chị thường đến trường bằng xe buýt mỗi ngày, còn Jan­ice thì lúc nào cũng được mẹ chở đi học và chỉ vào lớp vừa kịp lúc chuông reo. Mẹ nó phải quanh quẩn ở đó cho đến khi con bé có vẻ chấp nhận và tham gia vào một trò chơi nào đó, rồi bà ấy mới rón rén ra về.

    Một hôm, mẹ Jan­ice gọi điện thoại xin một cuộc hẹn với tôi để trao đổi một việc. Bà ấy bước vào trông có vẻ mệt mỏi, hình như đang có chuyện phải lo nghĩ. Bà ấy nói bằng một giọng nói nhỏ xíu: “Chồng tôi sẽ đi công tác ở Châu Âu khoảng hai tuần, và anh ấy muốn tôi đi cùng. Tôi đã cố giải thích rằng Jan­ice rất cần có tôi bên cạnh, nhưng anh ấy cương quyết nói rằng con bé sẽ tự lo được nên tôi không còn cách nào khác; tôi phải đi cùng anh ấy. Tôi đã bảo với cô trông trẻ là mỗi sáng cô ấy phải chở con bé đến trường rồi trông chừng cho đến khi nó hòa nhập với các bạn. Để con bé không lo lắng, tôi muốn cô ấy đến đón nó sớm hơn thường lệ. Xin cô giúp đỡ cháu và quan tâm đến cháu hơn trong khoảng thời gi­an này, được không ạ? Kể từ lúc con bé ra đời cho đến nay, tôi chưa từng rời xa nó ngày nào. Nó còn bé quá, lại yếu đuối nữa, tôi muốn đảm bảo rằng mọi việc đều tốt đẹp cho nó khi tôi đi vắng”.

    Rồi bà ấy dừng lại lo lắng, nhưng tôi đã lên tiếng cam đoan với bà ấy rằng chúng tôi sẽ cố hết sức để giúp đỡ cho Jan­ice và quan tâm đến sức khỏe cũng như trạng thái của nó khi không có mẹ bên cạnh. Tôi còn hứa là sẽ đón con bé ngay ở ngoài xe để nó an tâm hơn. Mẹ Jan­ice cảm ơn tôi vì đã thông cảm cho bà ấy.

    Sáng thứ Hai, đoán trước thế nào con bé cũng khóc lóc đòi mẹ nên tôi đã lên kế hoạch tổ chức những trò chơi vui nhộn. Đầu giờ, tôi đứng bên ngoài chờ đón Jan­ice, chiếc xe buýt trờ tới, nhưng lần này không phải là ba mà là cả bốn chị em cùng bước xuống xe. Chào tạm biệt các chị, Jan­ice nhảy chân sáo cùng hai đứa bạn chạy vào lớp. Tôi chầm chậm bước vào sau, gọi Jan­ice và hỏi xem nó đi xe buýt cảm thấy thế nào. Con bé vội vàng bảo với tôi ngay: “Lúc nào con cũng muốn đi xe buýt cùng các bạn, nhưng tại vì mẹ luôn cần có con bên cạnh. Chẳng còn ai nhỏ hơn, nên con phải giả bộ làm em bé thêm một thời gi­an nữa. Còn bây giờ khi mẹ đi vắng rồi, mỗi ngày con sẽ đi học bằng xe buýt, con đã Năm tuổi rồi chứ bộ”.

    ĐỪNG ĐỂ HỐI TIẾC
    Tuần trước tôi đã làm một việc mà 20 học trò già đầu của tôi khó lòng tha thứ,tôi cho họ bài tập về nhà.Với những đứa trẻ, nhiệm vụ tôi gi­ao có lẽ chẵng khó khăn là mấy, chỉ là “ thố lộ tình cảm của bạn với ngườI mà bạn thương yêu nhất nhưng chưa bao giờ hoặc đã lâu bạn chưa bày tỏ tình cảm”.Tuy nhiên, quá nữa học trò của tôi là những người đàn ông trên 35 tuổi, nên bài tập về nhà tôi gi­ao có thể sẽ quá sức với một số người.

    Biết vậy, vào đầu giờ học tôi chỉ hỏi thử trong lớp có ai muốn kể lại chuyện mình đã làm điều đó như thế nào ? Tôi đoan chắc rằng cánh tay đầu tiên giơ lên sẽ là một phụ nữ. Nhưng không, một anh chàng to như con gấu không nói không rằng lúng túng xô bàn ghế ầm ầm đứng dậy. và đây là câu chuyện của người đàn ông nọ: “ nói thật lúc cô ra bài tôi giận lắm,người ngoài lấy quyền gì ra lệnh cho tôi làm hay không làm những việc riêng tư ? nhưng dọc đường về nhà, lương tâm không để cho tôi yên.Cô biết đấy, thế là cô nói trúng phóc. Tôi biết người mà tôi phảI nói lời yêu thương là ai. năm năm trước, cha con tôi giận nhau vì một chuyện không đâu.Chúng tôi chỉ gặp nhau một lần vào dịp năm mới khi cả nhà tụ họp, nhưng vẫn lãng tránh nhau.Có việc gì cần, tôi và cha đều nhắn qua mẹ tôi, Bà đã vài lần tìm cách giảng hoà nhưng máu ” gà trống“ cứng đầu vẫn không dịu xuống.”

    Trước khi đánh xe vào cổng,tôi quyết định sẽ đến gặp cha và nói với ông rằng tôi rất yêu ông. Nghĩ được thế, người tôi tự dưng nhẹ nhõm như quẳng được cục đá đè nặng trên ngực tôi suốt 5 năm nay.Còn ngái ngủ vì bị tôi đánh thức,nhưng khi nghe tôi thông báo quyết định dàn hoà với cha, vợ tôi nhảy lên ôm hôn tôi.Chúng tôi ngồi bên nhau,cùng uống café và nói chuyện đến gần sáng mới nhắm mắt.

    Mặc dù trãi qua một đêm hầu như không ngủ,nhưng sáng hôm sau tôi rất phấn chấn.Tôi đến sở làm việc và chỉ trong hai tiếng đồng hồ, tôi đã thu xếp xong lượng công việc mà những bửa khác tôi phải bỏ ra cả ngày mới xong.Buổi trưa, tôi gọi điện cho Cha. Đáp lại câu hỏi của tôi rằng tối nay liệu tôi có thể tới chổ ông để nói với ông một việc “ quan trọng ” hay không ?, cha tôi đáp lại nhát gừng : “ có việc gì ?”. Tôi phải giải thích một hồi và cam đoan là không mất nhiều thời giờ của ông, cha tôi mới chịu gật đầu.

    Trước giờ ăn tối, tôi bấm chuông nhà cha mẹ,lòng những thầm mong người mỡ cửa không phải là mẹ tôi như thường lệ.Nếu là bà, chắc tôi sẽ không cầm lòng nỗi và những lời dành cho Cha sẽ lại tuôn ra hết.May thay, Cha tôi đứng sau cánh cửa vừa mỡ ra. Dường như sợ rằng cha tôi ( hoặc cả chính tôi nữa) có thể đổi ý, tôi dấn lên một bước đứng chắn giữa cửa. “ cha, con đến chỉ để nói…” Tới đây bổng nhiên giọng tôi nghẹn lại, có cái gì đó dâng lên giửa cổ họng đau nhói : “. . để nói rằng con yêu Cha vô cùng,,..” tôi hít một hơi thật mạnh và nói nốt câu. “ Ta cũng vậy con trai ạ…” Cha tôi run run đáp. Những nếp nhăn nơi khoé mắt ông không còn hằn nếp, đôi lông mày rậm gi­ao nhau giửa trán giản qua hai bên. Mắt cha con tôi nhìn xoáy sâu vào nhau,tay nắm chặt tay, mẹ tôi rấm rứt khóc( phụ nữ là thế đấy,vui cũng khóc, buồn cũng khóc).

    Nhưng đấy chưa phải là điều quan trọng nhất tôi muốn nói với các bạn. Hai ngày sau cuộc gặp,cha tôi đột ngột qua đời vì một cơn đột quỵ tim. Nếu tôi không nói ra tình cảm của tôi,cha con tôi kẽ đi người ở đều cảm thấy đau khổ.Vậy nên, như các bạn thấy đấy :'chớ nên chần chờ trước những việc cần làm,nếu không một ngày kia bạn sẽ phải hối tiếc".

    Con bọ tình yêu
    Cha chồng tôi đứng tựa vào cái cuốc làm vườn của ông, nói: “Nếu không giải quyết mấy con bọ này, thì vụ mùa năm nay con chẳng thu hoạch được củ khoai nào đâu”. Gia đình tôi vừa mới dọn về đây và trồng vụ khoai tây đầu tiên nên chẳng có chút kinh nghiệm nào. Tôi nghĩ, đơn giản chỉ cần trồng, đến lúc thì thu hoạch, chứ biết đâu phải cực khổ vất vả hàng giờ dưới cái nóng mùa hè oi ả này kia chứ.

    Đứng bên bờ ruộng, nhìn theo những luống khoai tây trải dài tít tắp, tôi cảm thấy mình thật kém cỏi, tự hỏi không biết có nên nói cho cha biết là tôi chẳng biết làm cách nào để diệt mấy con bọ đó hay không.

    Như đọc được suy nghĩ của tôi, cha nói tiện thể sẽ mua giúp tôi thuốc diệt sâu bọ khi ông vào thị trấn. Việc còn lại tôi phải làm chỉ là phun thuốc vào mấy cái cây mà thôi. Tôi cẩn thận đọc hướng dẫn cách sử dụng, rồi mặc quần dài, áo tay dài, mang ủng cao su, găng tay, đội mũ và đeo mặt nạ, giữa trưa hè nóng bức đi lên đi xuống dọc theo những luống khoai để phun thuốc. Một tuần sau, tình hình cũng chẳng khá hơn là bao. Tôi nghĩ ra một cách, bảo mấy đứa nhỏ bắt sâu và trả công cho chúng mỗi con một xu. Nhưng sau khi bắt được đầy một thùng kem bốn lít, các con tôi chẳng còn chút hứng thú nào với mấy con bọ. Vậy là một lần nữa tôi lại tiếp tục công việc xịt sâu bọ đáng ghét này, và cứ phải làm đi làm lại mãi suốt cả mùa hè, tự hỏi tại sao ông trời lại sinh ra mấy con bọ phá hoại này chứ.

    Sau khi thu hoạch xong vụ mùa đầu tiên, tôi hầu như quên bẵng chuyện sâu bọ cho đến khi tiếp tục trồng vụ thứ hai. Tôi cảm thấy rùng mình khi nghĩ đến chuyện phun cái thứ thuốc độc kia vào khoai của mình. Chẳng phải khi còn ở thành phố chúng tôi cũng mong muốn được ăn thức ăn sạch đó hay sao. Thế là tôi tự quyết định dẹp bỏ mấy chai thuốc sâu, rồi tự mình đi bắt sâu.

    Một buổi sáng nọ, cha đến mang theo một cái thùng và một thanh gỗ khiến tôi ngạc nhiên quá đỗi: “Làm cách này dễ hơn”, cha nói: “Chỉ cần vỗ nhẹ cái lá, con bọ sẽ rớt ngay vô thùng.” Và cứ thế, chúng tôi cùng nhau làm việc cho đến tối, cả khu vườn của tôi và của ông, hết ngày này sang ngày khác. Và chính ở đó, tôi đã được nghe rất nhiều, rất nhiều câu chuyện của ông.

    Những câu chuyện về dòng sông, về gia đình ông, về cha mẹ ông, về thời niên thiếu, và về công việc đồng áng của ông, tất cả luôn được bắt đầu bằng: “Cha còn nhớ khi đó…”. Thỉnh thoảng, chúng tôi dừng lại lau mồ hôi và thắc mắc: “Mấy con bọ này có ích lợi gì không biết?”

    Cứ đến mỗi mùa gieo hạt là tôi và cha lại cùng nhau làm công việc bắt sâu cần mẫn này. Thời gi­an trôi đi, bước chân cha ngày càng chậm chạp nhưng những câu chuyện “Cha còn nhớ…” thì không bao giờ chấm dứt.

    Rồi cô con gái của tôi cũng bắt đầu tham gia công cuộc truy lùng sâu bọ cùng với tôi và ông nội. Lúc đó, cha chồng tôi đã tám mươi tuổi, thế nhưng ông vẫn cố gắng để luôn có mặt trên đồng ruộng cùng với hai mẹ con tôi.

    Khi căn bệnh ung thư của cha trở nặng, ông không thể nào ra đồng mỗi ngày được nữa. Nhưng thỉnh thoảng tôi đến thăm cha và vẫn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện.

    Mùa hè năm sau, chỉ còn tôi và con gái ra đồng. Chúng tôi nói về những kế hoạch trong tương lai của con gái, về những mơ mộng tuổi mới lớn của nó. Và thỉnh thoảng những câu chuyện lại nhắc đến ông nội và được bắt đầu bằng: “Còn nhớ khi ông…”. Những câu chuyện dường như không bao giờ kết thúc.

    Con gái tôi rời nhà lên thành phố. Đồng ruộng giờ đây chỉ còn lại mình tôi. Mùa hè đến, tôi lại bắt đầu công việc bắt sâu quen thuộc, và trong mỗi bước chân tôi lại ngẫm nghĩ: “Mình còn nhớ khi…”, những câu chuyện giờ đây tôi chỉ nói với chính mình. Tôi nhớ lại những kỷ niệm về cha chồng hồi ông còn sống và cùng làm việc với tôi, về tình cảm cha con thân thiết mà đến giờ tôi vẫn còn cảm nhận được. Tôi nhớ khoảng thời gi­an làm việc cùng con gái, cùng nói về những ước mơ, những hoạch định tương lai của nó.

    Một mùa trồng khoai nữa lại đến, lần này tôi không chỉ có một mình. Bên cạnh tôi lúc này là cậu cháu trai của tôi được mẹ cho về đây nghỉ hè. Thằng bé chỉ mới có bốn tuổi và chỉ biết nói tiếng Pháp. Tuy chẳng hiểu tôi nói gì, nhưng nó rất hăng hái khi tôi đưa cho nó chiếc thùng và thanh gỗ và nhanh chóng tham gia cùng tôi. Chúng tôi cùng nhau bước dọc theo những luống khoai, đôi mắt thằng bé mở to đầy kinh ngạc. Tôi bắt một con bọ rồi bỏ vào chiếc thùng của nó. Thằng bé có vẻ thích thú và bắt đầu hăng hái hơn, đầu ghé sát vào luống cây, mắt chăm chú tìm kiếm những con bọ. Hai chúng tôi cùng nhau làm việc đầy phấn khích mặc dù hai dì cháu chẳng ai hiểu ai nói gì.

    Và cho đến lúc này tôi mới chợt hiểu vì sao ông trời lại sinh ra những con bọ.

    Niềm vui và nỗi đau
    Trên đỉnh núi phía bắc Car­oli­na có một điểm dừng chân tuyệt đẹp. Từ con đường chính rẽ vào một con đường khác bạn sẽ gặp một nhà thờ lộ thiên ngay bên sườn núi. Những hàng ghế dài bằng bê tông được sắp xếp bao quanh bục giảng kinh bằng đá. Ngồi tại đây, bạn có thể ngắm nhìn phong cảnh ngoạn mục của nơi này từ mọi phía.

    Vào tuần lễ Phục sinh hai mươi năm trước, tôi cùng một nhóm bạn quyết định đến tham gia buổi lễ đón bình minh tại nơi này. Đã từ lâu, tôi đã ao ước được đến đây một lần nhưng chưa bao giờ thực hiện được vì đủ mọi lý do trên đời. Tôi là y tá phòng cấp cứu, và trong ngày Chủ nhật của ngày lễ Phục sinh này tôi vẫn phải làm việc. Nhưng lần này tôi quyết tâm bằng mọi giá phải đến tham dự buổi lễ và sẽ trở về đúng giờ vào ca trực của mình. Đúng hai giờ sáng, chúng tôi khởi hành. Khi đến nơi thì trời vẫn còn tối, chúng tôi tìm chỗ đậu xe, rồi cuốc bộ lên nhà thờ. Lên đến nơi thì đã thấy một đám đông lố nhố tụ tập ở đó. Buổi lễ đơn giản diễn ra trong bóng tối chập choạng chuẩn bị chào đón ánh mặt trời.

    Tôi ngồi đó, lòng tràn ngập sung sướng tận hưởng sự thanh bình, mùi đất và mùi cây cỏ lan tỏa khắp nơi, và cảm nhận không khí mát mẻ của buổi sáng sớm đang bao phủ chung quanh. Tôi nghe cả tiếng chim hót và tiếng cây cối rì rào. Rồi bầu trời bắt đầu sáng lên và một quả cầu màu cam sáng chói xuất hiện từ từ tựa như mọc ra từ trong lòng đất. Rồi cũng nhanh như khi mới bắt đầu, mọi việc trở lại bình thường, mọi người lại lục đục ra về, trở lại với công việc và cuộc sống bận rộn thường ngày.

    Tôi trở về bệnh viện trong một tâm trạng thư thái và sẵn sàng cho một ngày mới bận rộn. Phòng cấp cứu rất yên ắng, không có bệnh nhân nên tôi bắt tay vào lau dọn và kiểm tra, bổ sung các vật dụng cần thiết.

    Rồi âm thanh quen thuộc “có bệnh nhân cấp cứu” lại vang lên như thường lệ, cùng lúc đó, tôi nghe thấy giọng nói của ai đó đang kêu mọi người giúp đỡ trong cơn hoảng loạn. Tôi bước ra và nhìn thấy một người đàn ông đang bồng một cô bé nhỏ xíu, mềm oặt, và đã tắt thở, vết máu chảy dài xuống một bên má cô bé. Rồi ông ta đưa cô bé cho tôi và cho biết: ông ấy đang lùi xe từ trong nhà ra ngoài mà không biết con bé đang ở phía sau xe. Cháu bé đang chuẩn bị quần áo để đi nhà thờ, nhưng khi thấy cha lên xe, nó chạy theo vì muốn được đi cùng với cha.

    Tôi vội vã đưa đứa bé vào cấp cứu, bỏ mặc người cha đứng lại bên ngoài. Sẽ có người đến gặp ông bảo điền các giấy tờ cần thiết và sẽ đưa ông ta đến phòng chờ – đó là một căn phòng nhỏ, ánh sáng nhẹ, dành riêng cho gia đình hay bạn bè của nạn nhân trong lúc họ đang được cấp cứu.

    Sau khi loa thông báo phát lên, một đội ngũ bác sĩ và y tá có mặt sẵn sàng bắt tay vào cứu sống cháu bé. Bằng tất cả mọi nỗ lực của cả con người và máy móc, chúng tôi cố gắng làm cho cô bé tỉnh lại, nhưng tất cả đều vô vọng. Cô bé đã ra đi. Tôi chầm chậm tháo tất cả ống thở và dây nhợ mà nước mắt đầm đìa, cảm thấy có một cái gì đó nghèn nghẹn trong cổ họng và đè nặng trong lòng. Chúng tôi chuẩn bị cô bé cho sạch sẽ và gọn gàng để gia đình gặp cháu lần cuối. Còn bác sĩ cấp cứu thì đi đến gặp người cha, ông nói: “Con gái ông đã qua đời. Chúng tôi đã cố gắng hết sức.” Ông cố gắng giải thích cặn kẽ mọi chuyện cho người cha nghe. Rồi ông dừng lại chờ đợi phản ứng của người cha.

    Tiếng khóc của người đàn ông sau khi nghe xong tin ấy cho đến nay vẫn còn làm tôi nhớ mãi. Những ai đã từng trải qua cảnh mất mát người thân sẽ hiểu được nỗi đau đớn của người đàn ông này.

    Đã hai mươi năm trôi qua, giờ đây tôi cũng đã có gia đình và bốn đứa con của riêng mình. Tôi đánh đổi công việc của mình để dành trọn thời gi­an làm tốt công việc của một người nội trợ, một người mẹ. Lúc nào tôi nhớ đến nỗi đau của người đàn ông đó khi mất đi đứa con của mình, và giờ đây khi đã trở thành mẹ, tôi mới thực sự hiểu được nỗi đau đớn đó là như thế nào.

    Những người làm việc trong ngành y tế phải học cách đối đầu với sự đau đớn của bệnh nhân. Hàng ngày, chúng tôi phải chứng kiến biết bao cảnh đau đớn của con người, mất đi một phần cơ thể hay mất đi mạng sống, mất đi người thân, và đôi khi cả nỗi đau mà họ gây ra cho người khác.

    Ngày hôm đó, tôi đã trải qua hai tâm trạng đối nghịch của tình cảm con người - niềm hạnh phúc và nỗi thất vọng, cuộc sống và cái chết, niềm vui và nỗi đau, cảnh đẹp kỳ vĩ và cảnh tượng đau lòng. Tôi thấy mừng vì sáng sớm hôm đó, mình đã tham gia vào chuyến đi, cái cảm giác hạnh phúc khi được đắm chìm trong sự thanh bình của thiên nhiên đã giúp tôi bớt phải đau đớn khi chứng kiến cái chết của một đứa trẻ. Ký ức về khung cảnh tuyệt đẹp của buổi sáng hôm đó chính là chiếc áo giáp giúp tôi trong trận chiến đấu với thần chết để giành giật lấy sự sống cho con người.

    Tôi thiết nghĩ, là một y tá hay bác sĩ hay bất kỳ ai hàng ngày phải đương đầu với nỗi đau của con người thì trước tiên họ phải quan tâm đến chính bản thân mình. Người ta không thể lấy nước từ một cái giếng cạn – chúng ta phải làm đầy lại cái giếng trước khi đem nguồn nước đến cho mọi người.

    Đừng nói "không bao giờ"
    “Em có muốn cùng anh sang Anh Quốc nghỉ mát một tuần không?”, tôi nhìn chằm chằm vào những dòng chữ trong bức thư điện tử mà không tin nổi vào mắt mình. Đó là bức thư của Mel, một người đàn ông góa vợ mà tôi mới quen được sáu tháng nay.

    Tôi trả lời thư ngay lập tức: “Rất cảm ơn vì lời mời chân thành của anh, nhưng tôi rất tiếc phải từ chối. Được làm bạn với anh tôi rất vui, nhưng đi chơi xa với một người đàn ông không phải là chồng mình thì tôi e là không được hay cho lắm. Vả lại, tôi chưa có pass­port.”

    Người chồng yêu quý của tôi đã qua đời cách đây ba năm. Tôi tự làm dịu đi nỗi đau bằng cách đọc sách, viết văn, tham gia công tác ở nhà thờ, và thi thoảng đi thăm con cái. Nhưng rồi tôi vẫn cảm thấy cô đơn và nhớ những ngày tháng cùng vui với bạn bè.

    Tôi đã gặp Mel trong bữa tiệc của một người bạn. Anh ấy rất thu hút, thông minh và rất lịch lãm. Hai tuần sau đó, tôi quá đỗi ngạc nhiên khi anh ấy gọi điện đến mời tôi đi ăn tối.

    Tôi phát hiện ra mối quan hệ này mở ra cho tôi một viễn cảnh mới. Chẳng bao lâu sau, chúng tôi thường xuyên cùng nhau đi dự tiệc và gặp gỡ bạn bè của nhau. Sau một thời gi­an dài tự trói buộc mình trong nỗi cô đơn, tôi đã trở lại với cuộc sống đầy ắp tiệc tùng và những buổi xem kịch, xem hát.

    Chúng tôi thoải mái kể cho nhau nghe về người bạn đời đã quá cố của mình và cả những tháng ngày hạnh phúc, đẹp đẽ sống với họ. Cả hai chúng tôi đều nhất trí với nhau rằng chẳng thể nào tìm ra được một tình yêu đúng nghĩa như vậy lần thứ hai trong đời, nên chúng tôi cùng thỏa thuận sẽ luôn là bạn tốt của nhau và sẽ không bao giờ kết hôn lần nữa.

    Thế nên, tôi mới cảm thấy hơi bị sốc khi đọc lời mời đi Anh Quốc của Mel và thắc mắc không biết anh ấy đang nghĩ gì. Chắc chắn lời từ chối của tôi sẽ khiến cho mối quan hệ này bị rạn nứt, nhưng tôi rất ngạc nhiên khi Mel gọi điện thoại cho tôi.

    “Anh đã nhận được hồi âm của em rồi. Hãy quên chuyện chuyến đi đi nhé!”

    Có cảm giác như được giải tỏa, tôi nói: “Cảm ơn vì đã hiểu cho em.”

    “Nhưng cuộc hẹn tối mai thì vẫn còn đúng không?”

    “Tất nhiên”. Sau cùng thì anh ấy chẳng thấy ngại ngùng gì, vậy thì cớ gì tôi phải ngại.

    Tối hôm sau, anh ấy đến, một tay mở cửa xe cho tôi còn tay kia đưa cho tôi một tờ giấy, nói: “Tình cờ hôm nay ghé bưu điện nên tiện thể lấy cái này cho em”.

    Đó là một tờ đơn xin cấp giấy thông hành. Cái gì vậy chứ? Tại sao lại đưa tôi thứ này? Người đàn ông ranh mãnh này! Tôi quyết định không nói gì, nhét tờ giấy vào ví và chuyển sang đề tài khác.

    Nhưng tôi cảm thấy cũng vui vui vì anh ấy đã nhọc công đi lấy cho tôi tờ đơn này nên sau đó tôi đã điền đầy đủ thông tin, dán hình và nộp 75 đô lệ phí làm hộ chiếu mà không thèm nói gì cho anh ấy biết.

    Trong một bữa tiệc nọ, bạn bè mời chúng tôi tham gia một câu lạc bộ khiêu vũ. Tôi rất thích, nhưng Mel thì không. “Hồi trẻ anh chỉ chơi kèn cho người ta nhảy, chứ chẳng bao giờ nhảy cả.”

    “Anh vốn dĩ là nhạc công nên anh sẽ học nhảy nhanh thôi”.

    Mặc dù ban đầu có vẻ hơi miễn cưỡng, nhưng cuối cùng Mel cũng đồng ý đến học nhảy cùng tôi, và lần đầu tiên chúng tôi đứng gần nhau như thế. Khi ở trong vòng tay anh, tôi thấy trái tim mình tan ra và… có chút hối hận vì giữa chúng tôi chỉ có một mối quan hệ trong sáng. Nhưng tôi lại chẳng dám thú nhận vì sợ rằng anh ấy sẽ nhắc nhở tôi về thỏa thuận “không bao giờ kết hôn lần nữa” của cả hai.

    Rồi anh ấy bắt đầu mang đến kẹo và hoa, lúc đó tôi biết giữa chúng tôi đã có một điều gì khác. Tôi biết anh ấy cố tránh đề cập đến chuyện hôn nhân, nhưng tôi cũng biết có một tình yêu đã nảy nở giữa hai chúng tôi. Nhưng cả hai đều giữ im lặng cho đến một hôm anh ấy mời tôi đến nhà ăn tối.

    Mọi thứ đều rất tuyệt, từ chén dĩa ly tách cho đến tấm khăn trải bàn trắng tinh, và còn có cả hoa hồng nữa chứ. Trước khi ăn, tôi thú nhận với anh là mình đã đăng ký và nhận được hộ chiếu. Khi tôi đưa nó cho anh xem, tôi thấy ánh mắt anh sáng lên, miệng nở một nụ cười tinh quái.

    Các món ăn đều rất ngon và chúng tôi nói chuyện rất vui vẻ. Lúc dùng tráng miệng, anh hỏi: “Sal­ly, nếu anh hỏi em có đồng ý lấy anh không, em sẽ trả lời thế nào?”

    “Anh vẫn chưa hỏi em chuyện đó mà?”, tôi giật mình trả lời thật nhanh, cảm thấy hơi ngại ngùng.

    “Chẳng phải anh vừa mới hỏi đó sao?”

    Cảm thấy quá bất ngờ, tôi lắp bắp: “À, thì…, cũng có thể”.

    Anh ấy có vẻ thất vọng, nhưng không đề cập đến chuyện đó nữa. Còn tôi thì do quá lúng túng nên cũng chẳng biết nói gì thêm. Chúng tôi dọn dẹp mọi thứ rồi anh ấy đưa tôi về nhà.

    Suốt đêm hôm đó, tôi nằm thao thức suy nghĩ về đề nghị của anh ấy. Tôi đã từng kết hôn với một người đàn ông tuyệt vời. Mel cũng rất tuyệt. Vậy thì trong cuộc đời mình, người ta có thể kết hôn hai lần với hai người đàn ông tuyệt vời được chăng?

    Sáng hôm sau, anh ấy gọi điện đến. “Tối hôm qua anh đã cầu hôn em, và em đã nói là có thể. Anh muốn một câu trả lời dứt khoát hơn, như là đồng ý chẳng hạn.”

    “Nhưng còn thỏa thuận của hai chúng ta?”

    “Thôi quên nó đi!”

    “Quên cái gì?” Tôi mỉm cười, trong lòng trào lên một niềm vui sướng.

    “Chúng ta hãy bay sang Anh Quốc hưởng tuần trăng mật và… đừng có bao giờ nói ”Không bao giờ“ nữa nhé!”

    Khi ta trong sáng
    Khi đứng trên mảnh đất sắp trồng tỉa, tôi nhìn thấy những hạt giống người ta sẽ gieo và trồng tỉa sau những vụ mùa. Còn các con của tôi, chúng nhìn thấy những bông hoa rực rỡ có cánh trắng muốt, mịn màng mà chúng sẽ hái để tặng mẹ.Khi có một người say rượu cười với tôi trên đường, tôi thấy đó là một gã đàn ông bẩn thỉu, hôi hám có lẽ đang rất cần tiền và tôi vội nhìn đi chỗ khác. Các con tôi lại thấy một người đang cười với chúng và chúng đáp lại bằng một nụ cười.Khi nghe bản nhạc tôi hằng yêu thích, tôi nhồi lặng lẽ và hưởng thụ một mình. Các con tôi rủ nhau nhảy theo điệu nhạc, chúng hát to thành lời và đôi khi còn tự đặt lời hát mới cho mình.Khi gió đang thổi vào mặt tôi, tôi căng mặt về phía gió thổi và cảm thấy gió đang làm rối tóc và kéo tôi đi chậm lại. Các con tôi thì nhắm mắt, gi­ang rộng hai tay, mơ bay theo gió, ngã lăn ra đất và cười vang.Khi tôi cầu nguyện chúa ban cho tôi cái này cái nọ, các con tôi lại thì thầm :“ Cám ơn người đã ban cho chúng con những người bạn tốt. Xin giúp trúng con tránh xa những cơn ác mộng đêm nay. Cảm ơn người đã thương yêu và bảo vệ chúng con.”Khi tôi bước qua vũng sình, tôi thấy đôi giày bê bết bùn và tấm thảm sẽ bị bôi bẩn. Các con tôi lại thấy những cây cầu mà chúng sẽ xây bằng bùn, bắc qua những dòng sông nhỏ và chúng say mê chơi với những con giun dễ thương đang sống trong vũng sình bùn ấy.Tôi thường băn khoăn về những điều mà tôi dạy các con - những điều mà chúng tôi ít làm theo - những điều mà tôi hầu như không còn tin tưởng nữa. Nhiều lần soi bóng mình qua tấm gương, tôi thấy tâm hồn trong sáng cao thượng của các con; tôi thấy mình sao ích kỉ, nhỏ nhen và tầm thường. Sao tôi, sao bạn không giữ cho mình cái nhìn trong sáng, trái tim hồn nhiên đầy mớ ước của thời thơ trẻ? Và có như thế, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nhiều phải không bạn?

    Chiến tranh và hoa hồng
    Người đàn ông vừa bước dọc theo lối đi trong vườn ươm vừa thưởng thức mùi thơm ngào ngạt của những bông hoa. Đối với những người không biết gì về hoa thì những luống hoa hồng đã được đặt tên này chẳng có gì khác nhau. Nhưng ông Fran­cis Meil­land lại rất am hiểu về chúng. Ông là người trồng hoa và đã cống hiến cả đời mình cho những cây hoa hồng này. Ông hiểu tường tận từng gốc hoa của mình.

    Ông dừng lại đưa tay với lấy một chiếc lá sạch bóng rất đặt biệt, viền lá răng cưa tuyệt đẹp của nó khẽ cuộn lại theo ngón tay ông. Rồi ông Meil­land thở dài, cái cây này...

    Đây đúng là một kiệt tác! Khác xa những loại mà ông đã trồng trước đây. Trong tất cả gia sản hoa của mình thì loại cây này cho ra những bông hoa tuyệt vời nhất.

    Ông Meil­land rất nóng lòng muốn nghiên cứu để cho ra đời những bông hoa hồng đẹp hơn rồi đặt tên cho chúng, nhưng ông ấy chẳng còn thời gi­an nữa. Năm 1939, nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh đang lơ lửng trên bầu trời Tây Au. Lúc này ông chỉ có thể hy vọng bảo vệ những bông hoa của mình khỏi mối đe doạ khủng khiếp này ở một nơi nào đó phía bên kia bầu trời.

    Tháng 6 năm 1940, quân đội Đức chiếm đóng miền bắc nước Pháp. Lúc bấy giờ, lính Đức Quốc xã đi tắt qua bờ biển rồi quành lại tiến vào thành phố Paris và cứ đánh một trận là chiếm được một thành phố. Họ tiến hành chiến tranh chớp nhoáng, hay gọi là chiến tranh sấm sét để tấn công từng thành phố một và dần dần chiếm cứ khắp nơi.

    Ông Meil­land giờ đây không còn thời gi­an để nghĩ ngợi điều gì, ông phải cắt những cành hoa yêu quý này dù chúng vẫn chưa được kiểm tra và chưa được đặt tên. Ông gói ghém cẩn thận rồi gởi những cành hồng cho những người yêu hoa hồng ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng... liệu chúng có kịp rời khỏi nước Pháp hay không? Hay liệu chúng có đến được nơi cần đến? Mà quan trọng hơn cả là không biết chúng có thể sống sót hay không? Ông chỉ biết hy vọng và cầu nguyện.

    Chiếc máy bay cuối cùng rời khỏi nước Pháp ngay trước khi lính quốc xã nắm quyền kiểm soát sân bay. Trên máy bay là những cành hoa hồng cuối cùng, được gói ghém cẩn thận trong những chiếc túi nhỏ, đang trên đường đi đến đất Mỹ.

    Bốn năm dài trôi qua, trên khắp Châu Au tiếng súng vẫn không ngừng vang lên như những hồi chuông báo tử. Thế rồi nó đến: một lá thư từ một người trồng hoa hồng ở Penn­syl­va­nia gởi đến lời khen ngợi vẻ đẹp của loài hoa mà Ông Mei­land là người khám phá. Những bông hoa cuộn tròn một cách tao nhã, cánh hoa pha lẫn giữa màu vàng ngà và màu kem nhạt và được viền chung quanh bằng màu hồng lợt.

    Những bông hoa của ông đã sống sót.

    Song đối với ông Meil­land thì niềm vinh dự thực sự mãi về sau mới đến. Những người trồng hoa hồng đã tụ họp lại ở tiểu bang Cal­ifor­nia tươi đẹp để làm lễ đặt tên cho loài hoa tuyệt đẹp của ông. Để tôn vinh sự kiện này, người ta đã thả những con chim bồ câu để chúng bay tự do trên bầu trời màu xanh ngọc bích.

    Và, sau bao nhiêu năm, cánh hoa hồng mong manh đã sống sót qua cuộc chiến tranh và đã nhận được cái tên của nó: “Hoà Bình”

    Nhìn lại chính mình
    Năm mười lăm tuổi, tôi gói ghém tất cả đồ đạc cá nhân vào hai chiếc ba lô rồi bỏ nhà ra đi tìm một cuộc sống khác. Mục đích duy nhất của tôi lúc đó là từ bỏ mọi trói buộc của gia đình và tự tìm lấy thú vui cho đời mình.

    Đó là vào đầu mùa hè, hai mẹ con tôi lại cãi nhau vì những chuyện vặt vãnh của tuổi mới lớn. Tôi không thể nào chịu nổi những quy tắc của mẹ, và cảm thấy chán nản vì mọi việc chẳng theo ý muốn của mình. Tôi bỏ nhà ra đi với một cảm giác tự do tự tại. Tôi đã thắng trong cuộc chiến giữa hai mẹ con, và bây giờ tôi là người làm chủ cuộc đời mình.

    Tôi không biết đích xác mình đang đi đâu, nhưng tôi nghĩ bất cứ nơi nào cũng tốt hơn ở nhà. Thế là, tôi lang thang hết nhà đứa bạn này đến nhà đứa bạn khác suốt nhiều tháng sau đó. Mỗi nơi tôi chỉ ở được một thời gi­an ngắn vì người ta không thể cứ chứa tôi mãi. Khoảng gần một năm sau thì chẳng ai còn muốn thấy mặt tôi nữa. Mà tôi còn có một bí mật, hay ít ra tôi tưởng đó là bí mật: tôi nghiện ma túy khá nặng và thường trộm đồ đạc ở nhà bạn bè để bán lấy tiền mua thuốc.

    Vậy là mười sáu tuổi, tôi trở thành một thằng lang thang, không bạn bè, không nhà cửa, và cũng chẳng có lòng tự trọng. Tôi ngủ trong các buồng điện thoại công cộng hay chui trong các thùng các-​tông để được khô ráo và ấm áp trong mùa đông. Tôi đã từng nghĩ đến chuyện tự tử, trong đầu chỉ còn lại duy nhất một nỗi thất vọng tràn trề. Tôi gầy rộc người đi vì mất ngủ và vì thuốc. Nhưng hễ càng thức thì tôi càng cảm thấy tuyệt vọng, mà càng tuyệt vọng thì tôi càng dùng thuốc. Và cứ thế, nó trở thành một cái vòng lẩn quẩn tồi tệ.

    Tôi còn nhớ như in cái đêm tôi dừng lại trước cửa nhà bà chị. Lúc đó là vào khoảng giữa mùa đông, tôi đang sống ở thành phố khác trong một căn nhà bỏ hoang bẩn thỉu, đầy rác rến và chuột bọ, và đã mười ba ngày rồi tôi không ngủ. Tôi cũng không biết mình đã đến đó bằng cách nào, chỉ biết rằng chị tôi đã cho phép tôi ở lại khi thấy tôi đứng ngay trước cửa nhà chị. Tôi cảm thấy bối rối và cả ngờ vực vì đã lâu lắm rồi chẳng ai muốn nhìn thấy tôi xuất hiện gần họ. Nhưng đối với tôi, đó chẳng phải là một quyết định khó khăn gì vì, hoặc là tôi phải trở lại đường phố, hoặc là tôi có một nơi ấm áp để ngủ dù chỉ một đêm. Tôi quyết định ở lại. Chị nhường cho tôi cái giường của chị, và tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

    Tôi tỉnh dậy, nhìn xung quanh và thấy chị, tôi hỏi: “Mấy giờ rồi?”

    “Chín rưỡi”, chị trả lời.

    “Vậy là em chỉ mới ngủ khoảng hai tiếng hả?”

    “À, thật ra thì hôm nay là thứ Năm, em đến đây hôm Chủ nhật. Em đã ngủ suốt bốn ngày rồi đó!”

    Có thể chị tôi đã phát hiện ra điều gì bất thường ở nơi tôi nên đề nghị tôi ở lại bao lâu tùy thích. Thế là, tôi ở đó với chị và bạn trai của chị và… vẫn tiếp tục sử dụng ma túy. Nhưng rồi tình trạng của tôi ngày càng tồi tệ thêm, ngày nào tôi cũng cần có thuốc, tôi căm ghét ngay chính cả bản thân mình. Tôi viết trong nhật ký tình trạng nghiện ngập của mình và rằng tôi không thể dừng lại. Đau đớn là cảm giác duy nhất mà tôi còn cảm nhận được. Tôi đã đè nén cảm xúc của mình bằng ma túy quá lâu đến nỗi giờ đây tôi chẳng còn biết cảm xúc là gì, kể cả nỗi sợ hãi. Tôi ước mình chết quách đi cho xong. Tôi chán nản, thất vọng, sống mà không có động lực, mục đích, lòng tự trọng,… trong tôi chẳng còn bất cứ thứ gì tồn tại.

    Một tối nọ, tiếng chuông điện thoại réo lên làm tôi giật cả mình. Tôi nhấc máy và nhận ra tiếng mẹ ở đầu dây bên kia. Tôi sợ phải nói chuyện với mẹ. Bà nói bà biết những khó khăn mà tôi đang gặp phải và bà đã đọc cho tôi nghe bài thơ “Dấu chân trên cát”.

    Thay vì dùng từ “Chúa trời” như trong bài thơ, bà dùng từ “mẹ” thay thế. Bà nói bà sẽ luôn ở bên khi tôi cần và sẵn sàng cùng tôi vượt qua mọi khó khăn, trắc trở trong cuộc đời. Cuối cùng, tôi đã hiểu mình thật là dại dột khi đã đẩy mẹ ra khỏi cuộc đời mình bằng một quyết định ngốc nghếch vào cái ngày mà tôi bỏ nhà đi hoang. Tình yêu thương của mẹ đã phá vỡ mọi bức tường ngăn cách. Tôi chỉ biết đứng đó và khóc. Cuối cùng, tôi mới nhận ra trên đời này còn có một người quan tâm đến mình.

    Tôi gác máy, cảm thấy có lỗi với chính bản thân mình và với cả những nỗi đau mà tôi đã gây ra cho người khác. Tôi cảm thấy bối rối, không biết phải làm gì. Trong một phút, tôi còn cảm thấy sung sướng vì biết mẹ vẫn luôn dành tình yêu thương cho mình; nhưng một phút sau đó, tôi lại cảm thấy sợ hãi. Tôi nhìn thấy con dao trong ngăn kéo, tôi cầm nó lên và rồi cái cảm giác êm ái chợt đến, tôi thấy mình được giải thoát.

    Tôi tỉnh dậy trong bệnh viện thấy mình được băng bó, và mọi người: mẹ tôi, chị tôi, cô bạn Emi­ly, và cả các cô y tá đang vây quanh mình. Tôi ở trong bệnh viện suốt một tháng sau đó. Chỉ đến lúc này tôi mới thực sự nghĩ đến việc cai nghiện ma túy. Tôi học cách để trở lại với cộng đồng, được gặp gỡ những người trước đây giống tôi giờ đã trở lại đời thường và biết rằng mình phải trải qua một chặng đường vất vả trước mắt để làm lại cuộc đời. Theo giới thiệu của họ, tôi quyết định đến trung tâm cai nghiện. Tôi ở đó 10 tháng và bây giờ tôi đã có thể sống tự lập một mình. Tôi đã tốt nghiệp trung học và cảm thấy yêu mến cuộc đời này.

    Trong tôi giờ đây đã có nhiều thay đổi, thay đổi lớn lao là tôi cảm thấy yêu mến bản thân và hài lòng với những việc mình đang làm, và một điều quan trọng hơn là tôi không còn nghiện nữa. Tôi đã lấy lại lòng tự trọng và quen biết nhiều bạn bè hơn. Mối quan hệ giữa tôi và mẹ rất tốt. Hầu như ngày nào hai mẹ con cũng đều nói chuyện với nhau. Tôi có công việc và có những người bạn mà tôi yêu quý. Giờ đây, tôi đã có đủ tự tin để nhìn mình trong gương và biết ơn vì mình đã tìm lại được chính mình.

    Lòng tin
    Tôi sẽ không bao giờ quên được cái ngày mà tôi gặp cô gái có tính cách sôi nổi ấy. Đó là vào đầu năm học cấp ba, cũng như bạn bè ở lứa tuổi đó, tôi mang một tâm trạng vừa lo lắng, vừa phấn khởi, lại vừa có một chút tự hào. Tôi muốn tận hưởng từng phút từng giây và chẳng bận tâm gì đến việc làm quen hay tỏ ra thân thiện với đám học sinh lớp dưới, đặc biệt là mấy đứa nhóc mới vô. Nhưng thật may mắn làm sao, cái tính ngạo mạn của tôi đã bị đánh gục ngay khi tôi gặp Sarah trong lớp học vi tính vào ngày đầu năm học mới. Có một cái gì đó ở cô bạn này - một cô gái rất thân thiện, dễ mến, và có vẻ như rất thích khi được học ở ngôi trường bé xíu chỉ có 80 học sinh này.

    Chỉ mới mười phút nói chuyện phiếm đầu giờ thôi mà tôi đã thấy cảm mến Sarah. Bạn ấy thích bóng rổ, mà bóng rổ lại là môn mà tôi chơi giỏi nhất từ khi còn nhỏ, và đội bóng chơi hơi yếu của tôi luôn luôn sẵn lòng chào đón những cầu thủ mới.

    Bạn ấy cao hơn tôi đến 5cm, mà chẳng may là cái thân hình cao 1.73m của tôi đã là cao nhất đội rồi. Mỗi lần cùng nhau tập luyện là mỗi lần chúng tôi càng trở nên thân thiết hơn. Bạn ấy luôn khích lệ mọi người và rất lạc quan, dường chẳng có gì có thể đánh gục được bạn ấy.

    Tôi còn nhớ như in buổi thi đấu vòng loại mà đội chúng tôi tham gia hồi tháng 12. Chúng tôi phải thi đấu với một đội rất mạnh - họ luôn luôn là đối thủ đáng gờm của chúng tôi trong suốt những năm qua. Trận đấu luôn diễn ra ở thế cân bằng và cơ hội giành chiến thắng chia đều cho cả hai bên. Tuy nhiên, đội chúng tôi có vẻ yếu thế hơn một chút vì ba cầu thủ giỏi của chúng tôi phạm lỗi phải ở ngoài sân. Đội bóng đang tụt lại phía sau cho đến khi Sarah vào sân thi đấu với một tinh thần đầy hưng phấn. Bạn ấy chơi cũng tốt nhưng chính thái độ thi đấu của bạn ấy đã giúp cả đội phấn chấn hẳn lên. Tôi nhớ như in câu nói của Sarah: “Chúng ta sẽ thắng trận này!”, và đội chúng tôi đã thắng. Sau trận đấu, tôi nhớ là mình đã thán phục tinh thần quyết thắng của Sarah cũng như sự khích lệ của bạn ấy giành cho mọi người biết chừng nào. Bạn ấy chẳng hề sợ phải đối mặt với bất cứ trở ngại nào.

    Nhưng rủi thay, chỉ trong vài tuần sau đó, Sarah phải đối mặt với một trở ngại lớn lao có thể thay đổi ngay chính cuộc đời mình: một tai nạn gi­ao thông khủng khiếp đã xảy đến với Sarah trên đường đến trường. Trong cơn bão tuyết dữ dội, chiếc xe của gia đình bạn ấy trượt ra khỏi mặt đường, Sarah bị hất tung ra khỏi xe đến vài mét. Bạn ấy bị thương rất nặng, một đốt sống cổ bị gãy và xương cột sống bị bầm. Hai ngày trôi qua, không ai dám chắc Sarah sẽ qua khỏi. Còn bác sĩ thì cho biết nếu tỉnh lại bạn ấy sẽ không bao giờ đi lại được nữa.

    Khi nghe cái tin khủng khiếp đó, tôi mất hết tinh thần. Không ai ngờ được một chuyện khủng khiếp như vậy lại xảy đến với Sarah. Tuy nhiên, sau đó tinh thần tôi phấn chấn hẳn lên khi nhìn thấy tất cả bạn bè, thầy cô đều thành tâm cầu nguyện cho Sarah mau bình phục. Vài tuần sau, tôi cùng hai người bạn đến bệnh viện thăm Sarah, bạn ấy vẫn lạc quan như thuở nào. Lòng tin và quyết tâm hồi phục của Sarah đã tác động mạnh mẽ đến gia đình, bạn bè, các thành viên trong đội bóng và cả các cô y tá nữa. Mặc cho chẩn đoán không mấy lạc quan của bác sĩ, Sarah vẫn tỏ ra bình tĩnh và quyết tâm. Bạn ấy chưa bao giờ đánh mất lòng tin ngay cả khi những người thân yêu đã mất đi hy vọng. Sarah nổ lực hết sức mình để hồi phục và để lại được đi trên chính đôi chân của mình. Những khi không phải thực hiện những bài tập phục hồi chức năng đầy khó khăn, cô ấy thường dành thời gi­an để cầu nguyện hoặc chia sẻ tình cảm của mình với những người chung quanh.

    Và chẳng bao lâu sau, Sarah đã thực sự có thể bước đi trở lại. Cũng là cái cách mà bạn ấy vẫn thường làm mỗi khi bước ra sân bóng: cống hiến hết sức lực và tinh thần của mình để đạt được thành quả tốt nhất. Tuy vẫn chưa thể chơi bóng lại, nhưng tôi tin rằng một ngày nào đó Sarah sẽ lại làm cho tất cả chúng tôi phải ngạc nhiên. Đôi khi, chỉ cần có lòng tin thôi cũng có thể làm nên bất cứ chuyện gì.

    (Lời tác giả: Giờ đây, Sarah đang theo học văn chương tại một trường đại học ở miền nam Flori­da. Lần cuối cùng tôi gặp bạn ấy là tại một trận thi đấu bóng rổ ở trường trung học cũ. Sarah luôn là người mà tôi mong muốn được gặp lại nhất trong mỗi kỳ nghỉ giáng sinh. Chúng tôi thường ôm nhau thắm thiết, và trên môi Sarah lúc nào cũng túc trực một nụ cười thật tươi - một nụ cười đầy quyết tâm và dũng khí đối đầu với bất cứ trở ngại nào).

    Cúp điện cuối tuần


    Chủ nhật, cả khu phố bị mất điện.

    Không khí chung có vẻ ngột ngạt: ông bố tiếc rẻ vì bỏ mất chương trình “Ở nhà chủ nhật” trên tivi; thằng con trai buồn xo vì cái game “Rock­man” đang đến hồi quyết liệt; con gái càu nhàu vì không nghe được “Nhịp sống sôi động” trên ra­dio; còn mẹ thì bận bịu dưới bếp với mớ than củi lem nhem cho buổi liên hoan món nướng của cả nhà, và đành tự nhủ “thịt nướng tự nhiên chắc ngon hơn nướng bằng lò vi­ba thông thường!”. Mọi hoạt động dường như ngừng trệ.

    May thay trời có gió. Nhà nào cũng mở toang cửa để đón gió mát. Trẻ con hàng xóm suốt ngày bị cha mẹ đóng cửa bắt ở nhà bây giờ có dịp tìm thấy nhau, ríu rít bày đủ trò chơi làm rộn cả xóm.

    Người lớn cũng bắc ghế ra sân hóng gió, nhìn nhau cười gật đầu rồi rôm rả trò chuyện thân tình.

    Con gái xuống bếp phụ mẹ quạt than hồng, mùi thịt thơm quyện với gió, mắt mẹ nhìn long lanh. Con trai lui cui giúp bố sửa chiếc xích đu ngoài vườn, vừa làm vừa tâm sự tỉ tê, thấy cha con gần nhau hơn...

    Một ngày cúp điện cuối tuần để nhận ra còn biết bao hạnh phúc bình dị đang ở quanh mình. Cần lắm chứ!

    Lặn trong tăm tối
    Tôi tham gia một cuộc lăn biển vào một đêm trời tối đen như mực, chẳng có chút tia sáng nào từ phía bờ biển cũng như từ phía chân trời. Chúng tôi thả neo và bắt đầu chuyến thám hiểm vào lòng đại dương. Theo ánh đèn, mọi người chầm chậm lặng xuống phía dưới, bơi qua một rừng tảo chằng chịt. Rồi bỗng nhiên tiếng kêu ù ù của chiếc máy trên tàu ngưng bặt, các ngọn đèn vụt tắt hết, chúng tôi bị bỏ lại lơ lửng giữa bóng tối dày đặc chung quanh.

    Tôi giật giật sợi dây cáp và phát hiện ra là nó đã bị đứt. Không có sợi dây nối lên tàu này thì tôi chẳng biết mình sẽ quay trở lên bằng cách nào. Tôi hoàn toàn mất phương hướng, chẳng thể nào phân biệt nổi đâu là phía trên, đâu là phía dưới. Tôi cảm thấy rợn tóc gáy. Hơi thở tôi tắt nghẹn trong phổi, toàn thân bắt đầu tê liệt. Nhưng rồi bản năng sinh tồn của tôi bỗng trỗi dậy. Tôi tự trấn an mình, tôi không thể chết ở đây, không phải bây giờ và không phải cách này.

    Sự bình tĩnh đã chiến thắng và cứu mạng tôi. Sau sự kiện đáng sợ đó, tôi vẫn tiếp tục lặn nhưng không bao giờ đi vào ban đêm mặc dù tôi đã học được bài học về đấu tranh sinh tồn. Tuy nhiên, trong một chuyến đi biển khác, tôi mới biết được thế nào thực sự là lặn trong tăm tối.

    Tôi có được kinh nghiệm đáng nhớ đó trong một lần đi lặn cùng với một người khiếm thị cách đây nhiều năm. Tôi gặp ông trên một con tàu và mặc dù chỉ mới quen biết nhau có vài tiếng nhưng ông đã làm thay đổi đời tôi mãi mãi.

    Bị mù bẩm sinh, suốt cả cuộc đời ông chưa nhìn thấy dù chỉ là một tia sáng. Vào ngày sinh nhật lần thứ 65, món quà ông tự tặng cho mình là một suất học lặn với bình khí nén. Ông nói, ông vẫn luôn mơ đến một ngày được lặn xuống tận đáy biển, và vào cái phút giây đầu tiên tham gia lớp học này ông đã được nếm trải cái cảm giác bồng bềnh, tự do trong lòng đại dương.

    Ông chưa từng đi đâu một mình và cũng chưa từng đến những chỗ nào có nước, ngoại trừ hồ bơi nhà mình, chứ đừng nói gì đến chuyện lặn xuống đáy biển.

    Sau khi được cấp chứng chỉ lặn với bình khí nén, ông bắt đầu goi điện đến các công ty tổ chức lặn thám hiểm ở Flori­da nhưng tất cả những gì ông nhận được chỉ là sự hoài nghi, và những câu đại loại như: “Không đời nào!”, “Mù hả?”, “Ông đang đùa tôi đấy à?” hết lần này đến lần khác.

    Cuối cùng, cũng có một thuyền trưởng tàu lặn đồng ý cho ông cùng đi. Và tôi đã có mặt trên con tàu đó chứng kiến ông khệ nệ khiêng đống đồ đạc của mình lên tàu. Nhìn thấy cảnh tượng một người đàn ông đi xuống bến tàu, một tay cầm gậy còn tay kia cầm một cái túi đồ lặn tự nó cũng là một điều khó tin rồi.

    Trên con tàu lắc lư tròng trành giữa biển, cũng giống như những người khác, ông mặc đồ lặn của mình vào. Một người thợ lặn định giúp ông đeo bình khí nhưng ông nhẹ nhàng từ chối: “Không, không, tôi có thể tự làm được. Nhưng tôi rất cảm kích sự quan tâm của anh”. Rồi ông đi lại phía lan can tàu, và nhảy xuống nước.

    Tôi hình dung chắc ông cũng nếm trải cảm giác sợ hãi vì mất phương hướng khi ở dưới nước giống như tôi đã từng trải qua trước đây, vì suy cho cùng thì ông hoàn toàn không nhìn thấy gì cả. Làm sao ông biết được đường nào đi lên, đường nào đi xuống? Và làm sao mà biết được đàn cá ở hướng nào?

    Ông đưa hai bàn tay ra để cảm nhận từng đàn cá bơi lượn qua lại giữa các ngón tay. Có một con cá mú dài một mét rưỡi bơi nhanh về phía ông như thể nó muốn nói: “Nào, hãy cùng đùa vui!” Người thợ lặn mù dường như đang chào đón đàn cá, vuốt ve chúng như thể đang vuốt ve một chú chó cưng. Bằng đôi tay của mình, ông khám phá từng tảng đá, từng khe nứt mà ông chạm phải, không bỏ sót bất cứ thứ gì.

    Ông quay trở lên đúng giờ trước khi hết dưỡng khí, tìm được cái thang và leo lên tàu, tự mình làm mọi việc như tất cả những người khác.

    Tất cả mọi người trên tàu đều rì rầm khi nghe người đàn ông mù kể lại những gì mà ông “nhìn thấy”.

    Ông vừa mỉm cười vừa kể: "Các anh có thấy con cá bướm đó không? Và cả con cá thiên thần nữa? Chúng thật đẹp và duyên dáng làm sao! …Rồi còn những tảng san hô khổng lồ tuyệt đẹp có những cái xúc tu nhỏ xíu. À, còn con cá mú đó nữa chứ, hay nó là con gì khác?

    Tôi đứng đó hết sức kinh ngạc, người đàn ông này nhìn thấy nhiều thứ còn hơn cả tôi. Cuối cùng, một người trong đám thợ lặn thốt lên: “Ông đâu có mù, ông chỉ lừa chúng tôi thôi!”

    Ông nói: “Không, tôi đâu có mù, ngay cả khi mắt tôi chẳng nhìn thấy gì”. Rồi ông bật cười - cho đến tận bây giờ tôi vẫn không quên được nụ cười đó. “Các anh không biết sao, ánh sáng phát ra từ trái tim của mỗi người”.

    Món quà cuối cùng
    (Điều quan trọng không phải là chúng ta sống được bao lâu, mà là chúng ta phải sống như thế nào.)

    Luớt nhìn dãy hành lang bệnh viện vốn đã quá quen thuộc, Bob cố không để cảm xúc nhận chìm khi sắp sửa gặp lại gương mặt sáng ngời của Peg­gy, em gái mình. Cô bé đến lạ!. Chỉ mới 7 tuổi đầu mà bất cứ ai tiếp xúc với em đều như bị cuốn hút bởi sự nhiệt tình và ấm áp. Nhìn em hiếm khi ủ rũ, mấy ai biết được em chẳng còn sống đựơc bao lâu nữa vì căn bệnh ung thư quái ác.

    Thương em, Bob thường xuyên đến thăm. Ở tuổi 16, cậu đã biết thế nào là cảm giác đau đớn tột cùng khi nghe thông báo về bệnh tình của Peg­gy. Cậu đã phẫn nộ, oán đời sao quá bất công với một cô bé ngây thơ, dễ thương đến vậy.

    Ngược lại. Peg­gy vẫn thản nhiên như không. Em tự tay xếp những con búp bê bằng giây thành một bộ sưu tập. Cả thảy có 62 con đính trên tường. Cứ mỗi lần Bob hỏi đến là em chỉ mỉm cười hạnh phúc và nói rằng đó là những người bạn của em. Cậu ngậm ngùi, thì ra Peg­gy đáng yêu không thể có cuộc sống bình thường, nên đành phải tự tạo riêng cho mình những người bạn. Và trái tim cậu lại càng xót xa hơn khi thấy em mình chỉ chơi với những trẻ bệnh tật khác.

    Mỗi ngày qua đi với Bob như tiếng tích tắc của quả bom định giờ. Peg­gy yếu dần, nhưng nụ cườir ạng rỡ và ánh mắt long lanh thì vẫn còn nguyên. Hễ Peg­gy hỏi sao anh hay rầu rĩ vậy là Bob chỉ cười nhẹ rồi đổi đề tài. Cậu không muốn để em thấy nỗi đau quá lạc lõng với những ngày an vui cuối cùng của em. Ở nhà, Bob thường gi­am mình trong phòng. Đôi lúc lại đập đầu liên hồi vào tường, khóc tức tưởi hoặc vô cớ nổi cơn tam bành. Cuộc sống của cậu trở nên rã rời, tuyệt vọng như chính cậu sắp chết vậy.

    Peg­gy qua đời hai tuần sau ngày sinh nhật lần thứ tám của em. Dù đã biết trước, nhưng Bob vẫn tan nát cõi lòng. Cậu khôgn thể chịu đựng bầu không khí thiếu vắng tiếng Peg­gy nói cười.

    Lần cuối cùng bước qua cánh của phòng số 32, Bob thực lòn gmong thấy Peg­gy vẫn đang ngối đó. NHưng đáp lại cậu chỉ có chiếc giường trống trải và lạnh lẽo. Cậu muốn hết thật to và đập phá cái gì đó – làm bất cứ điều gì để phá tan không gi­an im lặng, nặng nề như muốn bóp nghẹt trái tim cậu.

    Chợt Bob thấy những con búp bê giấy bé xíu dán trên tường. Chúng đang mỉm cười với cậu. Không nỡ bỏ mặc chúng ở đó, Bob tìm một chiếc hộp và gở từng con bỏ vào. Lúc này cậu mới biết mặt sau những con búp bê có viết những cái tên: Ter­ah, Ivy, Nicole, Amy… Bỗng chữ Jess làm cậu chú ý. À, Jess là người bạn đầu tiên và cũng là bạn thân nhất của Peg­gy trong thời gi­an nằm viện, đã qua đời khoảng một năm trước. Dần nhớ ra những cái tên khác, bất giác Bob hiểu tại sao có những con búp bê bằng giấy này: Chúng tượng trưng cho những đứa trẻ đã mất kể từ khi Peg­gy nhập viện.

    Cuối cùng, khi Bob run rẩy gỡ con búp bê thứ 62 ra khỏi tường, cậu phát hiện con búp bê có màu tía, màu mà Peg­gy thích nhất. với nụ cười rất tươi.

    Lật mặt sau của co

      Hôm nay: Thu Sep 19, 2024 6:56 am