Chữ Hiếu
Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện. Cô con dâu nhăn mặt nói với chồng: “ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc ba ”. Anh con trai chưa kịp trả lời thì có lẽ cô Năm hay cô Bảy gì đó đã cong môi phản đối: “ Tui cũng có đủ thứ chuyện để lo chứ bộ, quên tui đi”. Một cậu con trai khác cau cau lông mày: “Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vô hầu ba rồi lỡ bị lây thì làm sao ? ”. Cô con dâu trưởng phán một câu: “Thôi khỏi bàn tán gì hết, mướn người nuôi là xong chuyện ”.
Tất nhiên sau đó, sự việc xảy ra đúng như hoạch định của họ. Một phụ nữ khỏe mạnh, có dáng vẻ nông dân đang nuôi một người bệnh nằm giường bên cạnh ông cụ đã chủ động đề nghị nuôi bệnh cho ông cụ luôn. Công việc tỉ mỉ, cần sự chu đáo, từ việc cho uống sữa, uống thuốc đến thay quần áo, lau người (ông cụ đã mất hết cảm giác vệ sinh), nhưng chị vẫn làm với sự chăm chút, không để lộ bất cứ thái độ ghê tởm nào, lại còn có vẻ hiền hậu, dịu dàng như con đối với cha mẹ. Trong lúc ấy, có lẽ yên tâm vì cha đã có người chăm sóc, đám con trai, con gái, dâu, rể hơn một chục người của ông cụ thỉnh thoảng mới lượn qua như một luồng gió nhẹ. Tiếc thay, sự chăm chút của chị phụ nữ không kéo dài bao lâu, chỉ hơn một tuần sau là ông cụ đã qua đời. Con cái, cháu chắt ông kéo vào mới đông chứ. Họ khóc lóc khá ồn ào nhưng vẫn bình tĩnh chỉ huy việc khâm liệm ông cụ, và ở hành lang lại xảy ra một cuộc cãi vã xem người nào phải chi nhiều nhất cho đám tang ?... Anh con trai trưởng cầm một xấp tiền đến trả cho chị phụ nữ đã nuôi bệnh cha mình. Hai mắt đỏ hoe, chị trả lời: “ Tôi nuôi cụ ấy vì thấy xót xa cho cụ có lắm con nhiều cháu mà chẳng ai đoái hoài, chứ tôi có làm cái nghề này đâu mà lấy tiền ?”.
Đám người đang khóc mếu, cãi nhau... đột nhiên im bặt. Rồi từng người một lẻn ra ngoài...
Hai chị em và những điều ước
Tuy là chị em nhưng Carol và Helen lại có sở thích khác nhau về mọi mặt, từ món ăn, kiểu quần áo, thể loại sách, cho đến mẫu bạn trai lý tưởng; nhưng tình cảm hai chị em dành cho nhau thì không gì có thể so sách được. Thuở nhỏ, họ hay cùng nhau chơi trò “người này ước nguyện cho người kia” và thường thì những điều ước tốt đẹp đều trở thành hiện thực.
Hai chị em luôn ở bên nhau cho đến khi tốt nghiệp thì Helen phải đi học xa nhà. Carol lấy chồng rồi sinh con, còn Helen thì vẫn sống độc thân tìm vui trong công việc tại một công ty quảng cáo trên đại lộ Madison.
Nhiều năm trôi qua, một hôm, Carol phát hiện có một khối u trên người, theo bản năng cô liền gọi ngay cho em gái. Qua điện thoại, hai chị em an ủi nhau mà nước mắt đầm đìa.
Rồi bác sĩ cho biết đó là bệnh ung thư. Carol tỏ ra chịu đựng, thậm chí còn cố gượng cười. Nhưng khi đêm đến, cô cuộn mình trong chăn gọi điện báo tin cho Helen. Ngay chiều hôm sau, hai chị em đã gặp nhau ở phi trường.
Những chuyến viếng thăm của Helen ngày càng thường xuyên hơn. Nhưng mỗi một ngày trôi qua là hy vọng của Carol cũng đi qua theo tuy cô vẫn cố tỏ ra vui vẻ như trước, cứ mở miệng ra là: “Carol Cằn Cỗi và Helen Hồng Hào ”. Song, kết quả chẩn đoán vẫn không mấy khả quan. Khi thấy Carol khóc, Helen biết rằng chỉ vì chị ấy quá lo lắng cho gia đình mà thôi.
Vào một buổi sáng tháng 12 khô lạnh, Helen trở về sau buổi đi dạo sáng sớm. Carol nắm chặt tay em mình thừa nhận: “Chị sợ lắm”. Lạ lùng thay, Helen lại rất lạc quan, cô đã thôi không khóc nữa. Chiều hôm đó, cô thông báo với mọi người rằng mình sẽ trở về nhà. Carol chớp mắt, thầm nghĩ: Sao nó lại có thể ra đi vào lúc này? Cô cho rằng Helen không còn đủ sức để chịu đựng một bà chị sắp chết. Ở phi trường, Helen ôm chặt chị mình rồi đặt một tay lên má Carol. Họ nói với nhau rất ít, chỉ là những câu tạm biệt như thường lệ.
Một hôm, trong khi chờ bác sĩ cho biết kết quả xét nghiệm, Carol ngồi ngắm bức tranh treo trên tường phòng khám. Trong tranh là hai cô bé gái dắt tay nhau bước đi trên thảm cỏ. Carol nhắm mắt lại có cảm giác như mình đang tận hưởng mùi hương của những bông hoa dại. Vị bác sĩ bước vào phòng và nói: “Carol, tôi phải cho cô biết ngay, chúng tôi không tìm thấy dấu hiệu ung thư nào trong những xét nghiệm này. Chúng đã hoàn toàn biến mất, tôi không hiểu vì sao nhưng cô hoàn toàn khỏe mạnh”.
Nhảy một bước lên mấy bậc tam cấp, Carol lao vào nhà, cô kể ngay cho chồng tin tốt lành của mình, chồng cô đứng đó, khuôn mặt vẫn còn chưa hết sững sờ: “Nhưng anh có tin xấu, đó là Helen, cô ấy bị tai nạn xe hơi, anh không biết...” Giọng của chồng cô lạc đi nhưng Carol biết điều gì đã xảy ra. Suốt buổi chiều hôm đó, mà thật ra là suốt cả cuộc đời còn lại, họ đã sống trong niềm vui xen lẫn mất mát.
Bạn có suy nghĩ gì về câu chuyện này? theo bạn thì Helen đã làm gì trong buổi đi dạo sáng hôm đó? Tôi rất muốn nghĩ rằng cô ấy đã đi gặp và thương lượng với một ai đó: một người có quyền năng thực hiện những điều ước - những điều ước chân thành - những điều ước của chị em gái.
Sự trả thù ngọt ngào
Melinda run lên trong hồi hộp. Chỉ còn 10 phút nữa chuyến bay của hãng hàng không Quantas sẽ hạ cánh. Cô đã không gặp Sean hai tháng rồi và không thể chờ đợi lâu hơn được nữa. Anh ấy đã không trả lời ba lá thư gần đây nhất của cô - điều này làm Melinda không được thoải mái song cô vẫn cố không nghĩ về chuyện ấy. Chắc chúng đã bị thất lạc ở bưu điện cũng nên. Chiếc máy bay hạ cánh đúng giờ và Melinda đứng cùng đám đông những người đang đứng đón người thân. Tim cô đập mạnh... cô muốn lại được ôm anh ấy trong vòng tay của mình. Melinda nhìn lướt qua đám đông, nín thở. Cô cảm thấy sống lưng mình run lên khi trông thấy mái tóc vàng hoe của Sean với khuôn mặt rám nắng tuyệt vời. Nhưng cô gái đi với anh ấy là ai vậy? Tại sao cô ta lại xoắn lấy anh ấy vậy? Lúc cô tiến về phía họ, Sean cúi xuống và đặt một nụ hôn nóng bỏng lên má của cô gái lạ mặt. Ngay lúc ấy, Sean trông thấy Melinda. Ngay lập tức anh ta đứng thẳng lên, khuôn mặt rám nắng đỏ lên.
“Melinda đấy à” Sean lắp bắp, “ờ... đây là Anika”. Melinda không hiểu gì cả. Anika là ai? Tại sao cô ta lại cặp kè với Sean.
“Rất mừng được gặp cô, Anika. Tôi là bạn gái của Sean.”
Anika nhìn cô với vẻ bối rối. Sean di di chân mình và nhìn chằm chằm xuống đất. “Thật sự anh không biết giải thích thế nào với em về chuyện này, Melinda ạ. Anh và Anika... bọn anh đã đính hôn ba tuần trước đây”. Melinda bắt đầu cười phá lên. Chắc là anh ta đang đùa. Mình và anh ấy đã yêu nhau bốn năm rồi! Anh ta không thể trở mặt đi yêu người khác được. Anika nở một nụ cười xấu hổ và Sean tiếp tục tránh cái nhìn soi mói của Melinda. Dần dần, cái nhìn ấy của cô lắng xuống. Đây rõ ràng không phải là một trò đùa. Anh ta đã đính hôn với một cô gái khác. Cô thấy quay cuồng và chạy ra cửa. Cô ngồi khóc trong ô tô suốt một tiếng đồng hồ, nước mắt giàn giụa. Thật nhục nhã. Làm sao anh ấy có thể đối xử với cô như thế?
Buổi sáng hôm sau, Melinda mới bình tĩnh lại. Nhưng cứ mỗi lần nghĩ đến Sean, máu cô lại sôi lên. Chỉ có một cách duy nhất để xử lý việc này. Cô phải ăn miếng trả miếng với anh ta mới được. Sean để hai bộ áo vét ở nhà Melinda và ngẫu nhiên lại là hai bộ mà anh thích nhất - và cũng đắt tiền nhất. Cô tháo đường chỉ ở hai túi quần, khâu hai cổ tay áo và ống quần vào với nhau và gửi qua đường bưu điện đến cho Sean. Cô phá lên cười một mình. Thật là tiếc mình không có mặt ở đó lúc ấy để xem phản ứng của anh ta thế nào khi cố gắng kéo quần lên.
Tiếp theo, cô gọi điện đến tờ Car Monthly, tờ tạp chí mà Sean đặt hàng tháng. Cô không gặp mấy khó khăn khi thuyết phục người lễ tân tin rằng Sean đã có địa chỉ mới để gửi các tạp chí đến. Melinda biết các việc mình làm là không đúng, nhưng cô cảm thấy hứng chí quá! Sean đã làm nhục cô. Cô đã hiến dâng bốn năm cho anh ta - và bây giờ là lúc anh ta phải trả giá.
Melinda cũng biết số các thẻ tín dụng của Sean. Cô gọi điện cho một công ty nhận đặt hàng qua bưu điện và tiêu 700 đô la chỉ vào quần áo, nước hoa và thanh toán vào một trong những thẻ tín dụng của Sean. Rồi cô lại gọi đến văn phòng các công ty tín dụng khác và thông báo các thẻ đã bị mất cắp. Melinda có thể tưởng tượng ra vẻ mặt nhăn nhó của Sean khi lần tới anh ta sử dụng thẻ tín dụng - cái thì hết hạn, cái thì đã bị huỷ. Cô cười to một mình.
Chưa hết đâu...
Trước đây cứ đến thứ sáu là Sean và cô lại đi ăn ở hiệu ưa thích nhất của Sean. Chắc hôm nay anh ta sẽ lại đưa Anika đến cho mà xem. Hôm nay mình cũng phải có hẹn mới được. Một anh chàng cao to, rắn rỏi và đẹp trai. Sean là người có máu ghen mà. Tối hôm ấy, Melinda chăm chút bộ tóc của cô và ngồi vào bàn trang điểm...
Cô chọn bộ váy ngắn, tối màu, bó nhất và cả đôi giày cao gót. Melinda mời David, một anh chàng đồng nghiệp còn hơn cả vui sướng nếu được làm vệ sĩ của cô. Anh ta ước ao được mời Melinda đi chơi đã từ lâu. Melinda bước vào quán ăn thì thầm bên tai David và cười nói. Cô nhìn thấy Sean và Anika nhưng lờ đi như không nhìn thấy họ. Tuy nhiên Melinda không khỏi nhìn thấy cảnh Sean nhìn cô há hốc mồm và đầy ghen tỵ. Sứ mạng đã hoàn thành!
Buổi tối trôi đi, Melinda bắt đầu thực sự thích anh chàng David cùng Công ty. Anh ấy dí dỏm, thông minh và quan tâm đến cô. Tại sao trước đây mình lại không để ý đến anh ấy nhỉ? Bất giác Melinda cảm thấy biết ơn Anika. Anika đã trả lại sự tự do cho cô và giờ đây cô sắp được đón nhận hạnh phúc ấy!
Jennifer O''dowd
Cây phiền muộn
Người thợ mộc mà tôi thuê để giúp tu sửa lại căn nhà cũ nát, chấm dứt một ngày làm việc đầu tiên với không ít phiền muộn và bực dọc. Đầu tiên là cái mái ngói nhà đã khiến anh ta loay hoay mất cả giờ đồng hồ, sau đó đến trò “đình công” của cái máy cưa và chiếc xe tải cũ kỹ. Khi tôi lái xe đưa anh ta về nhà, anh ngồi im như thóc, chẳng buồn cười nói suốt cả chặng đường. Đến nơi, anh mời tôi ghé thăm gia đình anh.
Khi chúng tôi đến gần của, anh đột nhiên dừng chân bên cạnh một thân cây thấp bé và đưa cả hai tay vuốt nhẹ lên đầu ngọn cây. Lúc cánh cửa nhà bật mở, tôi ngạc nhiên thấy anh biến đổi hẳn thành một người khác hẳn. Gương mặt sạm nắng của anh rạng rỡ nụ cười. Anh siết chặt hai đứa con nhỏ vào lòng và dịu dàng hôn vợ. Sau một hồi hàn huyên, anh đưa tôi ra xe trở về nhà. Khi chúng tôi đi ngang qua cây thấp bé gần cửa, sự tò mò thôi thúc tôi đã khiến tôi buột miệng hỏi về hành động ban nãy của anh.
“Ồ! Đó là cây phiền muộn của tôi”. Anh ta vui vẻ đáp. “Tôi biết mình không sao tránh khỏi những phiền toái trong công việc và chắc chắn rằng không nên đem về nhà những phiền toái ấy để gây khó chịu cho vợ con, những người đã đợi tôi cả một ngày dài. Vì vậy, mỗi khi buổi chiều về nhà, tôi đã đem hết mỗi buồn phiền và bực dọc của mình gửi lên ngọn cây rồi sáng hôm sau khi đi làm tôi lại mang chúng đi”.
“Nhưng anh biết không, thật buồn cười”, người thợ mộc kể tiếp: “Khi tôi ra ngoài vào mỗi buổi sáng để mang chúng đi thì dường như chúng đã vơi đi khá nhiều so với lúc tôi gửi chúng lên ngọn cây đêm hôm trước”.
Trong cuộc sống, chẳng ai có thể thường xuyên đem lại sự bình an cho bạn ngoài chính bản thân bạn.
Tình yêu, giàu sang và sự thành công
Một người phụ nữ ra khỏi nhà và nhìn thấy ba người đàn ông râu dài bạc trắng đang ngồi trên băng ghế đá ở sân trước. Bà không hề quen ai trong số họ. Tuy nhiên, vốn là người tốt bụng, bà nói: “Tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó”.
- Ông chủ có nhà không? - họ hỏi
- Không, chồng tôi đi làm rồi - bà trả lời.
- Thế thì chúng tôi không thể vào được.
Buổi chiều, khi chồng trở về, bà kể lại câu chuyện cho chồng nghe. Chồng bà muốn biết họ là ai nên bà ra mời ba người đàn ông - vẫn chờ từ sáng - vào nhà.
- Ba chúng tôi không thể vào nhà bà cùng một lúc được - họ trả lời.
- Sao lại thế? - người phụ nữ ngạc nhiên hỏi.
Một người giải thích: “Tên tôi là Tình yêu, ông này là Giàu sang, còn ông kia là Thành công. Bây giờ hai vợ chồng bà quyết định xem ai trong chúng tôi sẽ là người được mời vào nhà”.
Người phụ nữ đi vào và kể lại toàn bộ câu chuyện. “Tuyệt thật! - người chồng vui mừng - Đây đúng là một cơ hội tốt. Chúng ta hãy mời ngài Giàu sang. Ngài sẽ ban cho chúng ta thật nhiều tiền bạc và của cải”.
Người vợ không đồng ý. “Thế tại sao chúng ta lại không mời ngài Thành công nghỉ? Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể”.
Hai vợ chồng tranh cãi một lúc lâu mà vẫn chưa ai quyết định được. Cô con gái nãy giờ yên lặng đứng nghe trong góc phòng bổng lên tiếng đề nghị: “Chúng ta nên mời ngài Tình yêu là tốt hơn cả. Nhà mình tràn ngập tình thương yêu ấm áp và ngài sẽ cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc”.
“Có lẽ chúng ta nên nghe lời khuyên của con gái - người chồng suy nghĩ rồi nói với vợ - Em hãy ra ngoài mời ngài Tình Yêu, đây chính là người khách chúng ta mong muốn”.
Người phụ nữ ra ngoài và hỏi: “Ai trong ba vị là Tình yêu xin mời vào và trở thành khách của chúng tôi”.
Thần Tình yêu đứng dậy và đi vào ngôi nhà. Hai vị thần còn lại cũng đứng dậy và đi theo thần Tình yêu.
Vô cùng ngạc nhiên, người phụ nữ hỏi: “Tôi chỉ mời ngài Tình yêu, tại sao các ông cũng vào? Các ông nói không thể vào cùng một lúc kia mà”.
Hai người cùng nhau trả lời: “Nếu bà mời Giàu Sang hoặc Thành Công thì chỉ có một mình người khách được mời đi vào. Nhưng vì bà mời Tình yêu nên cả ba chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình yêu thì ở đó sẽ có Thành công và Giàu sang”.
Thiên thần
Ông Jackson muốn chết – ông không thể sống thiếu người vợ đã qua đời cách đây năm tháng của mình. Họ cưới nhau được sáu mươi ba năm và cho ra đời năm đứa con – nhưng tất cả bọn họ đều quá bận rộn với cuộc sống riêng của mình. Trong nỗi cô đơn một mình, ông không còn muốn tiếp tục sống nữa. Ông đóng chặt cửa với tất cả mọi người, không thèm ăn uống, chỉ nằm đó, nhắm mắt lại và chờ chết.
Nhiều tuần sau đó, ông được đưa vào bệnh viện với bốn chữ “suy nhược cơ thể” ghi trên bệnh án. Cô y tá trực đêm trao đổi với Freddie – y tá thay ca: “Ông ấy chưa ăn gì suốt hai ngày ở đây và cũng chẳng chịu nói một lời nào. Lúc nào cũng quảnh mặt đi và nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó mà có trời mới biết. Bác sĩ bảo sẽ đặt ống dẫn thức ăn nếu ông ấy tiếp tục không chịu ăn uống gì. Thôi, chúc may mắn nha, Freddie”. Nói xong, cô ấy vội vã bỏ đi.
Freddie nhìn thấy một thân hình gầy gò nằm trên giường bệnh. Căn phòng vẫn còn mờ tối, chỉ có chút ánh sáng nhẹ soi qua chỗ tấm rèm khép hờ cộng thêm chiếc khăn trải giường trắng toát làm nổi bật thân hình giờ đây chỉ còn da bọc xương của ông. Ông quay đầu đi và nhìn chằm chằm vào bức tường. Trong đôi mắt không có chút hy vọng nào, cũng như chẳng còn chút sự sống nào trong đó.
Freddie là người luôn tìm được cách tiếp cận với bệnh nhân. Và bằng cách này hay cách khác, thể nào cô ấy cũng tìm ra chiếc chìa khóa mở cửa trái tim ông. Nhẹ nhàng cầm lấy bàn tay ông đặt vào tay mình, Freddie khẽ gọi: “Ông Jackson?”.
Không có tiếng trả lời. Cô đi sang phía bên kia giường, cúi xuống: “Ông Jackson?”.
Đôi mắt ông bỗng mở to và dán chặt vào chiếc ghim cài áo của Freddie - chiếc ghim có hình một thiên thần là một món quà mà cô nhận được vào dịp Giáng sinh. Bất chợt ông đưa tay ra định chạm vào nó, nhưng rồi lại rụt tay lại. Mắt ông bắt đầu ướt và ông mở miệng nói những lời đầu tiên kể từ ngày vào đây: “Tôi không có mang theo nhưng tôi sẽ cho cô tất cả số tiền mà tôi có chỉ cần cô cho tôi chạm vào chiếc cài áo đó một chút”.
Freddie vội nắm bắt ngay lấy cơ hội, cô nói: “Chúng ta thương lượng nhé ông Jackson. Cháu sẽ đưa cho ông chiếc cài áo đổi lại ông sẽ ăn tất cả những thứ mà cháu mang đến”.
“Không cần. Tôi không lấy nó đâu. Tôi chỉ muốn sờ nó một chút. Nó là chiếc cài áo đẹp nhất mà tôi từng thấy từ trước tới giờ”.
“Vậy thì cháu sẽ cài chiếc ghim này vào gối rồi đặt cạnh ông. Ông có thể giữ nó cho đến khi nào ca trực của cháu kết thúc, miễn là ông phải ăn một chút”.
“Thôi được, tôi sẽ làm theo lời cô!”.
Khi Freddie quay trở lại, cô thấy ông Jackson đang chăm chú vuốt ve chiếc cài áo. Thấy Freddie vào, ông nói: “Nhìn xem, tôi đã giữ đúng lời hứa”. Ông đã ăn được vài miếng trong khẩu phần của mình. Ít ra thì cũng có chút tiến bộ.
Khi ca trực kết thúc, Freddie ghé vào chỗ ông Jackson, cô nói: “Hai ngày tới cháu sẽ không có mặt ở đây. Nhưng cháu sẽ đến gặp ông trước tiên ngay sau khi cháu quay trở lại bệnh viện”.
Ông khẽ nhíu mày, mặt cúi gằm xuống.
Freddie vội nói thêm: “Cháu muốn ông giữ chiếc cài áo này và cả lời hứa của ông nữa cho đến khi cháu quay lại”.
Ông có vẻ vui lên một chút khi nghe cô nói vậy. Nhưng cái không khí buồn thảm nặng nề vẫn bao phủ lấy căn phòng.
“Ông Jackson, ông hãy bắt đầu lại bằng cách nghĩ đến những gì mà ông có, đó là các con và các cháu của ông”, cô lên tiếng động viên: “Những đứa cháu nội ngoại cần có ông của chúng biết bao. Vì nếu không ai sẽ kể cho chúng nghe về người bà tuyệt vời của chúng”. Freddie cầm lấy tay ông vỗ nhẹ và hy vọng một điều kỳ diệu sẽ xảy ra.
Hai ngày sau, Freddie quay lại, cô y tá giao ca nói: “Thật kinh ngạc!”. Freddie mỉm cười và vội đến ngay chỗ ông Jackson.
“Cô đúng là thiên thần hộ mệnh của tôi rồi!” ông sung sướng reo lên.
“Chắc chắn rồi, mấy ngày qua cháu rất nhớ ông!”, cô đáp và nhận ra có một phụ nữ xinh đẹp đang ngồi cạnh bên giường của ông.
“Đây là con gái tôi. Nó sẽ đưa tôi về sống cùng với nó”, ông nói. “Rồi tôi sẽ kể cho các cháu của tôi nghe rất nhiều rất nhiều câu chuyện”. Ông nhìn Freddie và mỉm cười nói tiếp: “Và tôi cũng sẽ kể cho chúng nghe về cô thiên thần đã chăm sóc cho ông của chúng nữa”.
Bây giờ, ông Jackson lại muốn tiếp tục sống. Đó là nhờ vào chiếc cài áo hình thiên thần và cả một cô thiên thần Freddie tốt bụng, đầy lòng nhân ái.
Sự tích lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn
Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm là ngày xá tội vong nhân, dân gian gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn. Nhưng đây cũng còn là ngày báo hiếu mà giới tăng ni Phật tử gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này và lễ cúng cô hồn có phải là một hay không ? Và đâu là xuất xứ của hai tiếng “ Vu Lan ” ?
Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật. Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên ngậm ngùi nhớ đến mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống các cõi khổ mà tìm thì thấy mẹ đã đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì. Thân hình tiều tụy, da bọc xương, bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ. Mẹ Mục Liên đói không được ăn, khát không được uống. Quá thương cảm xót xa, Mục Liên vận dụng phép thần thông, tức tốc đến chỗ mẹ. Tay bưng bát cơm dâng mẹ mà nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát lâu ngày nên giật vội bát cơm mà ăn. Tay trái bưng bát, tay phải bốc cơm nhưng chưa vào đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa. Mục Liên đau đớn vô cùng, khóc than thảm thiết rồi trở về bạch chuyện với Ðức Phật để xin được chỉ dạy cách cứu mẹ.
Phật cho Mục Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông mới phải sanh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Một mình Mục Liên thì vô phương cứu được mẹ dù ông có thần thông đến đâu và dù lòng hiếu thảo của ông có thấu đến đất trời, động đến thần thánh. Phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi cho mới được. Bởi vậy, Phật dạy Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về, đặc biệt là các vị đã chứng được bốn quả thánh hoặc đã đạt được sáu phép thần thông. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này, vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo. Phật lại dạy Mục Liên sắm đủ các món để dâng cúng các vị ấy, nào là thức thức thời trân, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay cùng các món nhật dụng khác. Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát. Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.
Ngày rằm tháng 7 do đó được gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này có phải cũng là lễ cúng cô hồn hay không ? Không ! Ðây là hai lễ cúng khác nhau được cử hành trong cùng một ngày. Sự tích lễ cúng cô hồn đại khái như sau : Cứ theo “Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh” mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói : “ Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên ”. A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn mà chúng tôi đã trình bày trên đây. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là “ thả quỷ miệng lửa ”, về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành “ tha tội cho tất cả những người chết ”. Vì vậy, ngày nay mới có câu : “ Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân ”.
Vậy lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng khác nhau. Một đằng thì liên quan đến chuyện ông Mục Liên, một đằng lại liên quan đến chuyện ông A Nan. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phước.
Con gái, mẹ và thần tượng
15 tuổi, con gái lên lớp 10. Lần đầu tiên nhìn con gái thướt tha trong tà áo dài, cũng xinh xắn và thiếu nữ như ai, mẹ mỉm cười đầy hạnh phúc. Khi ấy con gái lại nghĩ đến một anh chàng cùng lớp...
17 tuổi, con gái biết thế nào là cảm giác “thất tình”, con gái có ý nghĩ “chán sống”. Mẹ biết được, chỉ thủ thỉ: “Hãy đặt con trong trường hợp mẹ, mồ côi khi mới 6 tuổi, không được ai dạy dỗ, không được học hành, nghèo không thể nghèo hơn. Thế sao mẹ phải sống, nếu ngày ấy mẹ cũng chết đi thì sao giờ có con được. Thế thì chẳng phải con đã làm cho mẹ ân hận vì đã sinh ra con hay sao?”. Lần đầu tiên con gái khóc và cảm thấy ghét mình. Khi ấy “chàng trai thần tượng” của con gái vô tư đi bên cạnh người con gái khác.
18 tuổi, mẹ tiễn con gái lên Sài Gòn để vào đại học. Lần đầu tiên xa nhà, mẹ căn dặn con gái đủ chuyện, rồi lại tiếp tục lo lắng và dõi theo từng bước chân của con. Lúc ấy con gái chỉ nghĩ đến những “ánh đèn” qua lời kể của bạn bè. Và một lần nữa thần tượng của con gái lại thay đổi - một ca sĩ nổi tiếng nhất thế giới.
25 tuổi, con gái ra trường, đi làm, thay đổi công việc như thay đổi suy nghĩ, thay đổi thần tượng như thay đổi công việc, rồi con gái yêu, rồi thất bại. Con gái đầy tham vọng nhưng lại thiếu nghị lực, những khó khăn bình thường của cuộc sống cũng làm cho con gái chán nản. Những lúc như thế con gái lại trở về nhà. Lần về chơi này con gái ở hơi lâu, bỏ quên hết tất cả những bạn bè ở xa, để suy nghĩ và quan sát nhiều hơn. Mẹ lúc nào cũng giản dị và nồng hậu. Cả đời con gái chưa hề thấy mẹ ghét ai, ở mẹ luôn toát lên một sự đảm đang mà con gái chắc rằng mình khó có thể giống.
Và con gái chợt nhận ra rằng chỉ cần con gái có nghị lực, có niềm tin vào bản thân và cuộc sống, biết vị tha, biết hy sinh, biết yêu thương người khác thì cuộc sống sẽ như một trò chơi mà con gái luôn là người chiến thắng. Hãy sống cho một ngày mai.
Vẻ đẹp
Gấu và Sói ngồi nói chuyện trên trời dưới đất. Cạnh đó có một chị Bướm đang bay lượn. Chị bay từ cây này sang cây khác. Nhìn thấy chị Bướm, bác Gấu đưa mắt ngắm nghía.
- Xem kìa! - Bác nói với anh Sói - Tuyệt diệu làm sao!
- Ở đâu? - Sói hỏi.
- Đấy kìa, trên cành cây, ngay trên đầu anh đấy! Một chị Bướm! Biết bao nhiêu vẻ đẹp trên thân hình chị!...
- Trên thân hình chị Bướm ấy à? - Sói cười mỉa.
- Anh không thích chị Bướm ấy ư? - Bác Gấu ngạc nhiên.
- Có cái gì hay ho trong con bướm ấy nào?
- Khỏi nói! - Bác Gấu cãi lại - Anh xem kìa! Chị ấy bay lượn mới nhẹ nhàng uyển chuyển làm sao! Những nét hoa trên đôi cánh đẹp đẽ làm sao! Thật là tuyệt vời!
- Uyển chuyển ư? Nét hoa ư? Tôi chẳng thấy một cái gì gọi là hay ho cả!
- Nhưng...
- Không có “nhưng” gì cả! Cách đây không lâu, tôi nhìn thấy một con Cừu non mũm mĩm. Chà, toàn là thịt! - Sói nói, hai mắt sáng rực lên - Đấy mới thật là đẹp!
- A! - Bác Gấu nói, vẻ chán chường - Thiết tưởng tôi đã hiểu anh...
9 quan điểm của một người cha vĩ đại
TTO - “Bất cứ ai cũng có thể là một người cha, nhưng chỉ những người đàn ông thực sự mới là người cha tốt” (vô danh).
Một người cha tốt có thể tạo ra tất cả sự khác biệt trong cuộc sống của một đứa trẻ. Anh ta là trụ cột sức mạnh, nâng đỡ và rèn luyện con cái hình thành nhân cách. Công việc của người cha là bất tận, và thường thường, không đòi hỏi sự biết ơn. Nhưng để là một người cha tốt, đôi lúc cũng không phải dễ dàng.
Sau đây là những quan điểm của một người cha vĩ đại - một người cha bình thường trong cuộc đời của những đứa con.
1. Cha là người chấp hành kỷ luật tốt. Một người cha tốt sẽ yêu con mình nhưng anh ta không cho phép con mình phạm lỗi. Người cha sẽ kịch liệt phản đối những việc làm không tốt của con mình, sẽ dùng tình yêu thương để bày tỏ quan điểm. Người cha làm điều này bằng sức mạnh của ngôn ngữ, chứ không phải bằng roi vọt.
2. Người cha cho phép con mình... phạm lỗi. Một người cha tốt nhận ra rằng con mình cũng chỉ là những người bình thường, và chuyện phạm lỗi là một phần trong quá trình phát triển của chúng. Tuy nhiên, người cha cũng thể hiện rõ ràng là nếu con mình cứ lập lại những sai phạm một cách thiếu trách nhiệm thì người cha sẽ không tha thứ.
3. Tư tưởng cởi mở. Người cha tốt sẽ hiểu rằng mọi thứ đều thay đổi theo thời gian và không cố gắng ép buộc con phải theo một tiêu chuẩn nào như thời của mình. Ông ta sẽ không mong đợi con mình sống giống cách sống của mình, và làm những công việc như mình. Người cha cũng tôn trọng những giá trị và những ý kiến của con cái - nếu điều đó không tổn hại đến gia đình và những người khác.
4. Người cha dạy con mình nhận thức đúng giá trị mọi thứ. Một người cha tốt không bao giờ để con mình sống mãi trong sự trợ cấp. Người cha sẽ đòi hỏi con mình có công việc để ý thức được giá trị của đồng tiền và tầm quan trọng của học vấn.
5. Người cha dành thời gian cho con cái. Người cha biết sẽ thú vị như thế nào nếu cùng con mình vui đùa, xem phim hay cổ vũ con cái trong những trận thi đấu nào đó... Người cha sẽ dành thời gian lắng nghe những đứa con mình và có những cuộc chuỵên trò vui vẻ, dễ chịu với chúng. Người cha cũng sẽ dành thời gian để giúp con mình làm bài tập nhà mỗi tối nếu cần thiết.
6. Người cha đem lại sự thông cảm. Mặc dù người cha có thể là một fan của bóng đá, nhưng nếu con trai của ông không cùng sở thích thì ông vẫn sẵn sàng chấp nhận. Người cha có thể trung thành với những ước mơ của ông nhưng nếu con trai ông ta có những ước mơ không như cha mình, người cha vẫn ủng hộ sự quyết định của con và giúp con vạch ra con đường khác để đi.
7. Người cha... thách thức con mình. Người cha muốn con mình phải đạt đến mức tốt nhất mà chúng có thể và cho chúng những sự thách thức để giúp chúng phát triển hơn. Điều này có ý nghĩa rằng, người cha sẽ cho chúng những tự do để đối diện và giải quyết những xung đột trong cuộc sống của chúng.
8. Gia đình đối với người cha là vô giá. Không cần phải đắn đo, người cha sẽ bảo vệ gia đình mình bằng bất cứ điều gì mà ông ta có thể làm được. Người cha cũng sẵn sàng làm thêm công việc để giúp cho cuộc sống gia đình tốt hơn.
9. Tình thương của người cha luôn mênh mông - vô điều kiện. Đây là phẩm chất vĩ đại nhất của một người cha tốt. Dù rằng người cha có thể thất vọng trước những lỗi lầm của con cái, về những hy vọng dành cho chúng không thành, nhưng người cha vẫn yêu thương con mình mà không cần quan tâm đến những điều đó...
Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện. Cô con dâu nhăn mặt nói với chồng: “ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc ba ”. Anh con trai chưa kịp trả lời thì có lẽ cô Năm hay cô Bảy gì đó đã cong môi phản đối: “ Tui cũng có đủ thứ chuyện để lo chứ bộ, quên tui đi”. Một cậu con trai khác cau cau lông mày: “Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vô hầu ba rồi lỡ bị lây thì làm sao ? ”. Cô con dâu trưởng phán một câu: “Thôi khỏi bàn tán gì hết, mướn người nuôi là xong chuyện ”.
Tất nhiên sau đó, sự việc xảy ra đúng như hoạch định của họ. Một phụ nữ khỏe mạnh, có dáng vẻ nông dân đang nuôi một người bệnh nằm giường bên cạnh ông cụ đã chủ động đề nghị nuôi bệnh cho ông cụ luôn. Công việc tỉ mỉ, cần sự chu đáo, từ việc cho uống sữa, uống thuốc đến thay quần áo, lau người (ông cụ đã mất hết cảm giác vệ sinh), nhưng chị vẫn làm với sự chăm chút, không để lộ bất cứ thái độ ghê tởm nào, lại còn có vẻ hiền hậu, dịu dàng như con đối với cha mẹ. Trong lúc ấy, có lẽ yên tâm vì cha đã có người chăm sóc, đám con trai, con gái, dâu, rể hơn một chục người của ông cụ thỉnh thoảng mới lượn qua như một luồng gió nhẹ. Tiếc thay, sự chăm chút của chị phụ nữ không kéo dài bao lâu, chỉ hơn một tuần sau là ông cụ đã qua đời. Con cái, cháu chắt ông kéo vào mới đông chứ. Họ khóc lóc khá ồn ào nhưng vẫn bình tĩnh chỉ huy việc khâm liệm ông cụ, và ở hành lang lại xảy ra một cuộc cãi vã xem người nào phải chi nhiều nhất cho đám tang ?... Anh con trai trưởng cầm một xấp tiền đến trả cho chị phụ nữ đã nuôi bệnh cha mình. Hai mắt đỏ hoe, chị trả lời: “ Tôi nuôi cụ ấy vì thấy xót xa cho cụ có lắm con nhiều cháu mà chẳng ai đoái hoài, chứ tôi có làm cái nghề này đâu mà lấy tiền ?”.
Đám người đang khóc mếu, cãi nhau... đột nhiên im bặt. Rồi từng người một lẻn ra ngoài...
Hai chị em và những điều ước
Tuy là chị em nhưng Carol và Helen lại có sở thích khác nhau về mọi mặt, từ món ăn, kiểu quần áo, thể loại sách, cho đến mẫu bạn trai lý tưởng; nhưng tình cảm hai chị em dành cho nhau thì không gì có thể so sách được. Thuở nhỏ, họ hay cùng nhau chơi trò “người này ước nguyện cho người kia” và thường thì những điều ước tốt đẹp đều trở thành hiện thực.
Hai chị em luôn ở bên nhau cho đến khi tốt nghiệp thì Helen phải đi học xa nhà. Carol lấy chồng rồi sinh con, còn Helen thì vẫn sống độc thân tìm vui trong công việc tại một công ty quảng cáo trên đại lộ Madison.
Nhiều năm trôi qua, một hôm, Carol phát hiện có một khối u trên người, theo bản năng cô liền gọi ngay cho em gái. Qua điện thoại, hai chị em an ủi nhau mà nước mắt đầm đìa.
Rồi bác sĩ cho biết đó là bệnh ung thư. Carol tỏ ra chịu đựng, thậm chí còn cố gượng cười. Nhưng khi đêm đến, cô cuộn mình trong chăn gọi điện báo tin cho Helen. Ngay chiều hôm sau, hai chị em đã gặp nhau ở phi trường.
Những chuyến viếng thăm của Helen ngày càng thường xuyên hơn. Nhưng mỗi một ngày trôi qua là hy vọng của Carol cũng đi qua theo tuy cô vẫn cố tỏ ra vui vẻ như trước, cứ mở miệng ra là: “Carol Cằn Cỗi và Helen Hồng Hào ”. Song, kết quả chẩn đoán vẫn không mấy khả quan. Khi thấy Carol khóc, Helen biết rằng chỉ vì chị ấy quá lo lắng cho gia đình mà thôi.
Vào một buổi sáng tháng 12 khô lạnh, Helen trở về sau buổi đi dạo sáng sớm. Carol nắm chặt tay em mình thừa nhận: “Chị sợ lắm”. Lạ lùng thay, Helen lại rất lạc quan, cô đã thôi không khóc nữa. Chiều hôm đó, cô thông báo với mọi người rằng mình sẽ trở về nhà. Carol chớp mắt, thầm nghĩ: Sao nó lại có thể ra đi vào lúc này? Cô cho rằng Helen không còn đủ sức để chịu đựng một bà chị sắp chết. Ở phi trường, Helen ôm chặt chị mình rồi đặt một tay lên má Carol. Họ nói với nhau rất ít, chỉ là những câu tạm biệt như thường lệ.
Một hôm, trong khi chờ bác sĩ cho biết kết quả xét nghiệm, Carol ngồi ngắm bức tranh treo trên tường phòng khám. Trong tranh là hai cô bé gái dắt tay nhau bước đi trên thảm cỏ. Carol nhắm mắt lại có cảm giác như mình đang tận hưởng mùi hương của những bông hoa dại. Vị bác sĩ bước vào phòng và nói: “Carol, tôi phải cho cô biết ngay, chúng tôi không tìm thấy dấu hiệu ung thư nào trong những xét nghiệm này. Chúng đã hoàn toàn biến mất, tôi không hiểu vì sao nhưng cô hoàn toàn khỏe mạnh”.
Nhảy một bước lên mấy bậc tam cấp, Carol lao vào nhà, cô kể ngay cho chồng tin tốt lành của mình, chồng cô đứng đó, khuôn mặt vẫn còn chưa hết sững sờ: “Nhưng anh có tin xấu, đó là Helen, cô ấy bị tai nạn xe hơi, anh không biết...” Giọng của chồng cô lạc đi nhưng Carol biết điều gì đã xảy ra. Suốt buổi chiều hôm đó, mà thật ra là suốt cả cuộc đời còn lại, họ đã sống trong niềm vui xen lẫn mất mát.
Bạn có suy nghĩ gì về câu chuyện này? theo bạn thì Helen đã làm gì trong buổi đi dạo sáng hôm đó? Tôi rất muốn nghĩ rằng cô ấy đã đi gặp và thương lượng với một ai đó: một người có quyền năng thực hiện những điều ước - những điều ước chân thành - những điều ước của chị em gái.
Sự trả thù ngọt ngào
Melinda run lên trong hồi hộp. Chỉ còn 10 phút nữa chuyến bay của hãng hàng không Quantas sẽ hạ cánh. Cô đã không gặp Sean hai tháng rồi và không thể chờ đợi lâu hơn được nữa. Anh ấy đã không trả lời ba lá thư gần đây nhất của cô - điều này làm Melinda không được thoải mái song cô vẫn cố không nghĩ về chuyện ấy. Chắc chúng đã bị thất lạc ở bưu điện cũng nên. Chiếc máy bay hạ cánh đúng giờ và Melinda đứng cùng đám đông những người đang đứng đón người thân. Tim cô đập mạnh... cô muốn lại được ôm anh ấy trong vòng tay của mình. Melinda nhìn lướt qua đám đông, nín thở. Cô cảm thấy sống lưng mình run lên khi trông thấy mái tóc vàng hoe của Sean với khuôn mặt rám nắng tuyệt vời. Nhưng cô gái đi với anh ấy là ai vậy? Tại sao cô ta lại xoắn lấy anh ấy vậy? Lúc cô tiến về phía họ, Sean cúi xuống và đặt một nụ hôn nóng bỏng lên má của cô gái lạ mặt. Ngay lúc ấy, Sean trông thấy Melinda. Ngay lập tức anh ta đứng thẳng lên, khuôn mặt rám nắng đỏ lên.
“Melinda đấy à” Sean lắp bắp, “ờ... đây là Anika”. Melinda không hiểu gì cả. Anika là ai? Tại sao cô ta lại cặp kè với Sean.
“Rất mừng được gặp cô, Anika. Tôi là bạn gái của Sean.”
Anika nhìn cô với vẻ bối rối. Sean di di chân mình và nhìn chằm chằm xuống đất. “Thật sự anh không biết giải thích thế nào với em về chuyện này, Melinda ạ. Anh và Anika... bọn anh đã đính hôn ba tuần trước đây”. Melinda bắt đầu cười phá lên. Chắc là anh ta đang đùa. Mình và anh ấy đã yêu nhau bốn năm rồi! Anh ta không thể trở mặt đi yêu người khác được. Anika nở một nụ cười xấu hổ và Sean tiếp tục tránh cái nhìn soi mói của Melinda. Dần dần, cái nhìn ấy của cô lắng xuống. Đây rõ ràng không phải là một trò đùa. Anh ta đã đính hôn với một cô gái khác. Cô thấy quay cuồng và chạy ra cửa. Cô ngồi khóc trong ô tô suốt một tiếng đồng hồ, nước mắt giàn giụa. Thật nhục nhã. Làm sao anh ấy có thể đối xử với cô như thế?
Buổi sáng hôm sau, Melinda mới bình tĩnh lại. Nhưng cứ mỗi lần nghĩ đến Sean, máu cô lại sôi lên. Chỉ có một cách duy nhất để xử lý việc này. Cô phải ăn miếng trả miếng với anh ta mới được. Sean để hai bộ áo vét ở nhà Melinda và ngẫu nhiên lại là hai bộ mà anh thích nhất - và cũng đắt tiền nhất. Cô tháo đường chỉ ở hai túi quần, khâu hai cổ tay áo và ống quần vào với nhau và gửi qua đường bưu điện đến cho Sean. Cô phá lên cười một mình. Thật là tiếc mình không có mặt ở đó lúc ấy để xem phản ứng của anh ta thế nào khi cố gắng kéo quần lên.
Tiếp theo, cô gọi điện đến tờ Car Monthly, tờ tạp chí mà Sean đặt hàng tháng. Cô không gặp mấy khó khăn khi thuyết phục người lễ tân tin rằng Sean đã có địa chỉ mới để gửi các tạp chí đến. Melinda biết các việc mình làm là không đúng, nhưng cô cảm thấy hứng chí quá! Sean đã làm nhục cô. Cô đã hiến dâng bốn năm cho anh ta - và bây giờ là lúc anh ta phải trả giá.
Melinda cũng biết số các thẻ tín dụng của Sean. Cô gọi điện cho một công ty nhận đặt hàng qua bưu điện và tiêu 700 đô la chỉ vào quần áo, nước hoa và thanh toán vào một trong những thẻ tín dụng của Sean. Rồi cô lại gọi đến văn phòng các công ty tín dụng khác và thông báo các thẻ đã bị mất cắp. Melinda có thể tưởng tượng ra vẻ mặt nhăn nhó của Sean khi lần tới anh ta sử dụng thẻ tín dụng - cái thì hết hạn, cái thì đã bị huỷ. Cô cười to một mình.
Chưa hết đâu...
Trước đây cứ đến thứ sáu là Sean và cô lại đi ăn ở hiệu ưa thích nhất của Sean. Chắc hôm nay anh ta sẽ lại đưa Anika đến cho mà xem. Hôm nay mình cũng phải có hẹn mới được. Một anh chàng cao to, rắn rỏi và đẹp trai. Sean là người có máu ghen mà. Tối hôm ấy, Melinda chăm chút bộ tóc của cô và ngồi vào bàn trang điểm...
Cô chọn bộ váy ngắn, tối màu, bó nhất và cả đôi giày cao gót. Melinda mời David, một anh chàng đồng nghiệp còn hơn cả vui sướng nếu được làm vệ sĩ của cô. Anh ta ước ao được mời Melinda đi chơi đã từ lâu. Melinda bước vào quán ăn thì thầm bên tai David và cười nói. Cô nhìn thấy Sean và Anika nhưng lờ đi như không nhìn thấy họ. Tuy nhiên Melinda không khỏi nhìn thấy cảnh Sean nhìn cô há hốc mồm và đầy ghen tỵ. Sứ mạng đã hoàn thành!
Buổi tối trôi đi, Melinda bắt đầu thực sự thích anh chàng David cùng Công ty. Anh ấy dí dỏm, thông minh và quan tâm đến cô. Tại sao trước đây mình lại không để ý đến anh ấy nhỉ? Bất giác Melinda cảm thấy biết ơn Anika. Anika đã trả lại sự tự do cho cô và giờ đây cô sắp được đón nhận hạnh phúc ấy!
Jennifer O''dowd
Cây phiền muộn
Người thợ mộc mà tôi thuê để giúp tu sửa lại căn nhà cũ nát, chấm dứt một ngày làm việc đầu tiên với không ít phiền muộn và bực dọc. Đầu tiên là cái mái ngói nhà đã khiến anh ta loay hoay mất cả giờ đồng hồ, sau đó đến trò “đình công” của cái máy cưa và chiếc xe tải cũ kỹ. Khi tôi lái xe đưa anh ta về nhà, anh ngồi im như thóc, chẳng buồn cười nói suốt cả chặng đường. Đến nơi, anh mời tôi ghé thăm gia đình anh.
Khi chúng tôi đến gần của, anh đột nhiên dừng chân bên cạnh một thân cây thấp bé và đưa cả hai tay vuốt nhẹ lên đầu ngọn cây. Lúc cánh cửa nhà bật mở, tôi ngạc nhiên thấy anh biến đổi hẳn thành một người khác hẳn. Gương mặt sạm nắng của anh rạng rỡ nụ cười. Anh siết chặt hai đứa con nhỏ vào lòng và dịu dàng hôn vợ. Sau một hồi hàn huyên, anh đưa tôi ra xe trở về nhà. Khi chúng tôi đi ngang qua cây thấp bé gần cửa, sự tò mò thôi thúc tôi đã khiến tôi buột miệng hỏi về hành động ban nãy của anh.
“Ồ! Đó là cây phiền muộn của tôi”. Anh ta vui vẻ đáp. “Tôi biết mình không sao tránh khỏi những phiền toái trong công việc và chắc chắn rằng không nên đem về nhà những phiền toái ấy để gây khó chịu cho vợ con, những người đã đợi tôi cả một ngày dài. Vì vậy, mỗi khi buổi chiều về nhà, tôi đã đem hết mỗi buồn phiền và bực dọc của mình gửi lên ngọn cây rồi sáng hôm sau khi đi làm tôi lại mang chúng đi”.
“Nhưng anh biết không, thật buồn cười”, người thợ mộc kể tiếp: “Khi tôi ra ngoài vào mỗi buổi sáng để mang chúng đi thì dường như chúng đã vơi đi khá nhiều so với lúc tôi gửi chúng lên ngọn cây đêm hôm trước”.
Trong cuộc sống, chẳng ai có thể thường xuyên đem lại sự bình an cho bạn ngoài chính bản thân bạn.
Tình yêu, giàu sang và sự thành công
Một người phụ nữ ra khỏi nhà và nhìn thấy ba người đàn ông râu dài bạc trắng đang ngồi trên băng ghế đá ở sân trước. Bà không hề quen ai trong số họ. Tuy nhiên, vốn là người tốt bụng, bà nói: “Tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó”.
- Ông chủ có nhà không? - họ hỏi
- Không, chồng tôi đi làm rồi - bà trả lời.
- Thế thì chúng tôi không thể vào được.
Buổi chiều, khi chồng trở về, bà kể lại câu chuyện cho chồng nghe. Chồng bà muốn biết họ là ai nên bà ra mời ba người đàn ông - vẫn chờ từ sáng - vào nhà.
- Ba chúng tôi không thể vào nhà bà cùng một lúc được - họ trả lời.
- Sao lại thế? - người phụ nữ ngạc nhiên hỏi.
Một người giải thích: “Tên tôi là Tình yêu, ông này là Giàu sang, còn ông kia là Thành công. Bây giờ hai vợ chồng bà quyết định xem ai trong chúng tôi sẽ là người được mời vào nhà”.
Người phụ nữ đi vào và kể lại toàn bộ câu chuyện. “Tuyệt thật! - người chồng vui mừng - Đây đúng là một cơ hội tốt. Chúng ta hãy mời ngài Giàu sang. Ngài sẽ ban cho chúng ta thật nhiều tiền bạc và của cải”.
Người vợ không đồng ý. “Thế tại sao chúng ta lại không mời ngài Thành công nghỉ? Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể”.
Hai vợ chồng tranh cãi một lúc lâu mà vẫn chưa ai quyết định được. Cô con gái nãy giờ yên lặng đứng nghe trong góc phòng bổng lên tiếng đề nghị: “Chúng ta nên mời ngài Tình yêu là tốt hơn cả. Nhà mình tràn ngập tình thương yêu ấm áp và ngài sẽ cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc”.
“Có lẽ chúng ta nên nghe lời khuyên của con gái - người chồng suy nghĩ rồi nói với vợ - Em hãy ra ngoài mời ngài Tình Yêu, đây chính là người khách chúng ta mong muốn”.
Người phụ nữ ra ngoài và hỏi: “Ai trong ba vị là Tình yêu xin mời vào và trở thành khách của chúng tôi”.
Thần Tình yêu đứng dậy và đi vào ngôi nhà. Hai vị thần còn lại cũng đứng dậy và đi theo thần Tình yêu.
Vô cùng ngạc nhiên, người phụ nữ hỏi: “Tôi chỉ mời ngài Tình yêu, tại sao các ông cũng vào? Các ông nói không thể vào cùng một lúc kia mà”.
Hai người cùng nhau trả lời: “Nếu bà mời Giàu Sang hoặc Thành Công thì chỉ có một mình người khách được mời đi vào. Nhưng vì bà mời Tình yêu nên cả ba chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình yêu thì ở đó sẽ có Thành công và Giàu sang”.
Thiên thần
Ông Jackson muốn chết – ông không thể sống thiếu người vợ đã qua đời cách đây năm tháng của mình. Họ cưới nhau được sáu mươi ba năm và cho ra đời năm đứa con – nhưng tất cả bọn họ đều quá bận rộn với cuộc sống riêng của mình. Trong nỗi cô đơn một mình, ông không còn muốn tiếp tục sống nữa. Ông đóng chặt cửa với tất cả mọi người, không thèm ăn uống, chỉ nằm đó, nhắm mắt lại và chờ chết.
Nhiều tuần sau đó, ông được đưa vào bệnh viện với bốn chữ “suy nhược cơ thể” ghi trên bệnh án. Cô y tá trực đêm trao đổi với Freddie – y tá thay ca: “Ông ấy chưa ăn gì suốt hai ngày ở đây và cũng chẳng chịu nói một lời nào. Lúc nào cũng quảnh mặt đi và nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó mà có trời mới biết. Bác sĩ bảo sẽ đặt ống dẫn thức ăn nếu ông ấy tiếp tục không chịu ăn uống gì. Thôi, chúc may mắn nha, Freddie”. Nói xong, cô ấy vội vã bỏ đi.
Freddie nhìn thấy một thân hình gầy gò nằm trên giường bệnh. Căn phòng vẫn còn mờ tối, chỉ có chút ánh sáng nhẹ soi qua chỗ tấm rèm khép hờ cộng thêm chiếc khăn trải giường trắng toát làm nổi bật thân hình giờ đây chỉ còn da bọc xương của ông. Ông quay đầu đi và nhìn chằm chằm vào bức tường. Trong đôi mắt không có chút hy vọng nào, cũng như chẳng còn chút sự sống nào trong đó.
Freddie là người luôn tìm được cách tiếp cận với bệnh nhân. Và bằng cách này hay cách khác, thể nào cô ấy cũng tìm ra chiếc chìa khóa mở cửa trái tim ông. Nhẹ nhàng cầm lấy bàn tay ông đặt vào tay mình, Freddie khẽ gọi: “Ông Jackson?”.
Không có tiếng trả lời. Cô đi sang phía bên kia giường, cúi xuống: “Ông Jackson?”.
Đôi mắt ông bỗng mở to và dán chặt vào chiếc ghim cài áo của Freddie - chiếc ghim có hình một thiên thần là một món quà mà cô nhận được vào dịp Giáng sinh. Bất chợt ông đưa tay ra định chạm vào nó, nhưng rồi lại rụt tay lại. Mắt ông bắt đầu ướt và ông mở miệng nói những lời đầu tiên kể từ ngày vào đây: “Tôi không có mang theo nhưng tôi sẽ cho cô tất cả số tiền mà tôi có chỉ cần cô cho tôi chạm vào chiếc cài áo đó một chút”.
Freddie vội nắm bắt ngay lấy cơ hội, cô nói: “Chúng ta thương lượng nhé ông Jackson. Cháu sẽ đưa cho ông chiếc cài áo đổi lại ông sẽ ăn tất cả những thứ mà cháu mang đến”.
“Không cần. Tôi không lấy nó đâu. Tôi chỉ muốn sờ nó một chút. Nó là chiếc cài áo đẹp nhất mà tôi từng thấy từ trước tới giờ”.
“Vậy thì cháu sẽ cài chiếc ghim này vào gối rồi đặt cạnh ông. Ông có thể giữ nó cho đến khi nào ca trực của cháu kết thúc, miễn là ông phải ăn một chút”.
“Thôi được, tôi sẽ làm theo lời cô!”.
Khi Freddie quay trở lại, cô thấy ông Jackson đang chăm chú vuốt ve chiếc cài áo. Thấy Freddie vào, ông nói: “Nhìn xem, tôi đã giữ đúng lời hứa”. Ông đã ăn được vài miếng trong khẩu phần của mình. Ít ra thì cũng có chút tiến bộ.
Khi ca trực kết thúc, Freddie ghé vào chỗ ông Jackson, cô nói: “Hai ngày tới cháu sẽ không có mặt ở đây. Nhưng cháu sẽ đến gặp ông trước tiên ngay sau khi cháu quay trở lại bệnh viện”.
Ông khẽ nhíu mày, mặt cúi gằm xuống.
Freddie vội nói thêm: “Cháu muốn ông giữ chiếc cài áo này và cả lời hứa của ông nữa cho đến khi cháu quay lại”.
Ông có vẻ vui lên một chút khi nghe cô nói vậy. Nhưng cái không khí buồn thảm nặng nề vẫn bao phủ lấy căn phòng.
“Ông Jackson, ông hãy bắt đầu lại bằng cách nghĩ đến những gì mà ông có, đó là các con và các cháu của ông”, cô lên tiếng động viên: “Những đứa cháu nội ngoại cần có ông của chúng biết bao. Vì nếu không ai sẽ kể cho chúng nghe về người bà tuyệt vời của chúng”. Freddie cầm lấy tay ông vỗ nhẹ và hy vọng một điều kỳ diệu sẽ xảy ra.
Hai ngày sau, Freddie quay lại, cô y tá giao ca nói: “Thật kinh ngạc!”. Freddie mỉm cười và vội đến ngay chỗ ông Jackson.
“Cô đúng là thiên thần hộ mệnh của tôi rồi!” ông sung sướng reo lên.
“Chắc chắn rồi, mấy ngày qua cháu rất nhớ ông!”, cô đáp và nhận ra có một phụ nữ xinh đẹp đang ngồi cạnh bên giường của ông.
“Đây là con gái tôi. Nó sẽ đưa tôi về sống cùng với nó”, ông nói. “Rồi tôi sẽ kể cho các cháu của tôi nghe rất nhiều rất nhiều câu chuyện”. Ông nhìn Freddie và mỉm cười nói tiếp: “Và tôi cũng sẽ kể cho chúng nghe về cô thiên thần đã chăm sóc cho ông của chúng nữa”.
Bây giờ, ông Jackson lại muốn tiếp tục sống. Đó là nhờ vào chiếc cài áo hình thiên thần và cả một cô thiên thần Freddie tốt bụng, đầy lòng nhân ái.
Sự tích lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn
Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm là ngày xá tội vong nhân, dân gian gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn. Nhưng đây cũng còn là ngày báo hiếu mà giới tăng ni Phật tử gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này và lễ cúng cô hồn có phải là một hay không ? Và đâu là xuất xứ của hai tiếng “ Vu Lan ” ?
Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật. Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên ngậm ngùi nhớ đến mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống các cõi khổ mà tìm thì thấy mẹ đã đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì. Thân hình tiều tụy, da bọc xương, bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ. Mẹ Mục Liên đói không được ăn, khát không được uống. Quá thương cảm xót xa, Mục Liên vận dụng phép thần thông, tức tốc đến chỗ mẹ. Tay bưng bát cơm dâng mẹ mà nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát lâu ngày nên giật vội bát cơm mà ăn. Tay trái bưng bát, tay phải bốc cơm nhưng chưa vào đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa. Mục Liên đau đớn vô cùng, khóc than thảm thiết rồi trở về bạch chuyện với Ðức Phật để xin được chỉ dạy cách cứu mẹ.
Phật cho Mục Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông mới phải sanh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Một mình Mục Liên thì vô phương cứu được mẹ dù ông có thần thông đến đâu và dù lòng hiếu thảo của ông có thấu đến đất trời, động đến thần thánh. Phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi cho mới được. Bởi vậy, Phật dạy Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về, đặc biệt là các vị đã chứng được bốn quả thánh hoặc đã đạt được sáu phép thần thông. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này, vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo. Phật lại dạy Mục Liên sắm đủ các món để dâng cúng các vị ấy, nào là thức thức thời trân, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay cùng các món nhật dụng khác. Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát. Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.
Ngày rằm tháng 7 do đó được gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này có phải cũng là lễ cúng cô hồn hay không ? Không ! Ðây là hai lễ cúng khác nhau được cử hành trong cùng một ngày. Sự tích lễ cúng cô hồn đại khái như sau : Cứ theo “Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh” mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói : “ Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên ”. A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn mà chúng tôi đã trình bày trên đây. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là “ thả quỷ miệng lửa ”, về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành “ tha tội cho tất cả những người chết ”. Vì vậy, ngày nay mới có câu : “ Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân ”.
Vậy lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng khác nhau. Một đằng thì liên quan đến chuyện ông Mục Liên, một đằng lại liên quan đến chuyện ông A Nan. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phước.
Con gái, mẹ và thần tượng
15 tuổi, con gái lên lớp 10. Lần đầu tiên nhìn con gái thướt tha trong tà áo dài, cũng xinh xắn và thiếu nữ như ai, mẹ mỉm cười đầy hạnh phúc. Khi ấy con gái lại nghĩ đến một anh chàng cùng lớp...
17 tuổi, con gái biết thế nào là cảm giác “thất tình”, con gái có ý nghĩ “chán sống”. Mẹ biết được, chỉ thủ thỉ: “Hãy đặt con trong trường hợp mẹ, mồ côi khi mới 6 tuổi, không được ai dạy dỗ, không được học hành, nghèo không thể nghèo hơn. Thế sao mẹ phải sống, nếu ngày ấy mẹ cũng chết đi thì sao giờ có con được. Thế thì chẳng phải con đã làm cho mẹ ân hận vì đã sinh ra con hay sao?”. Lần đầu tiên con gái khóc và cảm thấy ghét mình. Khi ấy “chàng trai thần tượng” của con gái vô tư đi bên cạnh người con gái khác.
18 tuổi, mẹ tiễn con gái lên Sài Gòn để vào đại học. Lần đầu tiên xa nhà, mẹ căn dặn con gái đủ chuyện, rồi lại tiếp tục lo lắng và dõi theo từng bước chân của con. Lúc ấy con gái chỉ nghĩ đến những “ánh đèn” qua lời kể của bạn bè. Và một lần nữa thần tượng của con gái lại thay đổi - một ca sĩ nổi tiếng nhất thế giới.
25 tuổi, con gái ra trường, đi làm, thay đổi công việc như thay đổi suy nghĩ, thay đổi thần tượng như thay đổi công việc, rồi con gái yêu, rồi thất bại. Con gái đầy tham vọng nhưng lại thiếu nghị lực, những khó khăn bình thường của cuộc sống cũng làm cho con gái chán nản. Những lúc như thế con gái lại trở về nhà. Lần về chơi này con gái ở hơi lâu, bỏ quên hết tất cả những bạn bè ở xa, để suy nghĩ và quan sát nhiều hơn. Mẹ lúc nào cũng giản dị và nồng hậu. Cả đời con gái chưa hề thấy mẹ ghét ai, ở mẹ luôn toát lên một sự đảm đang mà con gái chắc rằng mình khó có thể giống.
Và con gái chợt nhận ra rằng chỉ cần con gái có nghị lực, có niềm tin vào bản thân và cuộc sống, biết vị tha, biết hy sinh, biết yêu thương người khác thì cuộc sống sẽ như một trò chơi mà con gái luôn là người chiến thắng. Hãy sống cho một ngày mai.
Vẻ đẹp
Gấu và Sói ngồi nói chuyện trên trời dưới đất. Cạnh đó có một chị Bướm đang bay lượn. Chị bay từ cây này sang cây khác. Nhìn thấy chị Bướm, bác Gấu đưa mắt ngắm nghía.
- Xem kìa! - Bác nói với anh Sói - Tuyệt diệu làm sao!
- Ở đâu? - Sói hỏi.
- Đấy kìa, trên cành cây, ngay trên đầu anh đấy! Một chị Bướm! Biết bao nhiêu vẻ đẹp trên thân hình chị!...
- Trên thân hình chị Bướm ấy à? - Sói cười mỉa.
- Anh không thích chị Bướm ấy ư? - Bác Gấu ngạc nhiên.
- Có cái gì hay ho trong con bướm ấy nào?
- Khỏi nói! - Bác Gấu cãi lại - Anh xem kìa! Chị ấy bay lượn mới nhẹ nhàng uyển chuyển làm sao! Những nét hoa trên đôi cánh đẹp đẽ làm sao! Thật là tuyệt vời!
- Uyển chuyển ư? Nét hoa ư? Tôi chẳng thấy một cái gì gọi là hay ho cả!
- Nhưng...
- Không có “nhưng” gì cả! Cách đây không lâu, tôi nhìn thấy một con Cừu non mũm mĩm. Chà, toàn là thịt! - Sói nói, hai mắt sáng rực lên - Đấy mới thật là đẹp!
- A! - Bác Gấu nói, vẻ chán chường - Thiết tưởng tôi đã hiểu anh...
9 quan điểm của một người cha vĩ đại
TTO - “Bất cứ ai cũng có thể là một người cha, nhưng chỉ những người đàn ông thực sự mới là người cha tốt” (vô danh).
Một người cha tốt có thể tạo ra tất cả sự khác biệt trong cuộc sống của một đứa trẻ. Anh ta là trụ cột sức mạnh, nâng đỡ và rèn luyện con cái hình thành nhân cách. Công việc của người cha là bất tận, và thường thường, không đòi hỏi sự biết ơn. Nhưng để là một người cha tốt, đôi lúc cũng không phải dễ dàng.
Sau đây là những quan điểm của một người cha vĩ đại - một người cha bình thường trong cuộc đời của những đứa con.
1. Cha là người chấp hành kỷ luật tốt. Một người cha tốt sẽ yêu con mình nhưng anh ta không cho phép con mình phạm lỗi. Người cha sẽ kịch liệt phản đối những việc làm không tốt của con mình, sẽ dùng tình yêu thương để bày tỏ quan điểm. Người cha làm điều này bằng sức mạnh của ngôn ngữ, chứ không phải bằng roi vọt.
2. Người cha cho phép con mình... phạm lỗi. Một người cha tốt nhận ra rằng con mình cũng chỉ là những người bình thường, và chuyện phạm lỗi là một phần trong quá trình phát triển của chúng. Tuy nhiên, người cha cũng thể hiện rõ ràng là nếu con mình cứ lập lại những sai phạm một cách thiếu trách nhiệm thì người cha sẽ không tha thứ.
3. Tư tưởng cởi mở. Người cha tốt sẽ hiểu rằng mọi thứ đều thay đổi theo thời gian và không cố gắng ép buộc con phải theo một tiêu chuẩn nào như thời của mình. Ông ta sẽ không mong đợi con mình sống giống cách sống của mình, và làm những công việc như mình. Người cha cũng tôn trọng những giá trị và những ý kiến của con cái - nếu điều đó không tổn hại đến gia đình và những người khác.
4. Người cha dạy con mình nhận thức đúng giá trị mọi thứ. Một người cha tốt không bao giờ để con mình sống mãi trong sự trợ cấp. Người cha sẽ đòi hỏi con mình có công việc để ý thức được giá trị của đồng tiền và tầm quan trọng của học vấn.
5. Người cha dành thời gian cho con cái. Người cha biết sẽ thú vị như thế nào nếu cùng con mình vui đùa, xem phim hay cổ vũ con cái trong những trận thi đấu nào đó... Người cha sẽ dành thời gian lắng nghe những đứa con mình và có những cuộc chuỵên trò vui vẻ, dễ chịu với chúng. Người cha cũng sẽ dành thời gian để giúp con mình làm bài tập nhà mỗi tối nếu cần thiết.
6. Người cha đem lại sự thông cảm. Mặc dù người cha có thể là một fan của bóng đá, nhưng nếu con trai của ông không cùng sở thích thì ông vẫn sẵn sàng chấp nhận. Người cha có thể trung thành với những ước mơ của ông nhưng nếu con trai ông ta có những ước mơ không như cha mình, người cha vẫn ủng hộ sự quyết định của con và giúp con vạch ra con đường khác để đi.
7. Người cha... thách thức con mình. Người cha muốn con mình phải đạt đến mức tốt nhất mà chúng có thể và cho chúng những sự thách thức để giúp chúng phát triển hơn. Điều này có ý nghĩa rằng, người cha sẽ cho chúng những tự do để đối diện và giải quyết những xung đột trong cuộc sống của chúng.
8. Gia đình đối với người cha là vô giá. Không cần phải đắn đo, người cha sẽ bảo vệ gia đình mình bằng bất cứ điều gì mà ông ta có thể làm được. Người cha cũng sẵn sàng làm thêm công việc để giúp cho cuộc sống gia đình tốt hơn.
9. Tình thương của người cha luôn mênh mông - vô điều kiện. Đây là phẩm chất vĩ đại nhất của một người cha tốt. Dù rằng người cha có thể thất vọng trước những lỗi lầm của con cái, về những hy vọng dành cho chúng không thành, nhưng người cha vẫn yêu thương con mình mà không cần quan tâm đến những điều đó...
Tue Apr 19, 2011 11:28 am by Khách viếng thăm
» truyện cười đê............
Tue Apr 05, 2011 7:46 pm by lamcan_a2
» khó wa.com.
Thu Mar 31, 2011 8:37 pm by van_giapa2
» anh lop a2 minh ne`
Mon Mar 28, 2011 8:00 pm by ho^`ngchie^n_rockchick
» ĐÔI KHI...
Sun Mar 27, 2011 10:34 am by van_giapa2
» trả lời nhanh nhé các bạn!!!
Sun Mar 27, 2011 10:23 am by van_giapa2
» Tổng hợp Hài 'Bao Công xử án Tôn Ngộ Không'
Sat Mar 26, 2011 8:16 pm by Admin
» Những video cảm động về chó
Sat Mar 26, 2011 8:08 pm by Admin
» nghe bai hat moi nhat cua Dong Nhi "Tung thuoc ve nhau "
Sat Mar 26, 2011 2:41 pm by littleprincess_a2