Cái nhìn nghệ thuật
Một buổi chiều nọ, trong lúc đợi chồng tan họp, tôi đi quanh quẩn trong một bảo tàng, lặng lẽ thưởng thức những kiệt tác nghệ thuật.
Bỗng tôi nghe có tiếng nói ồn ào của một đôi trai gái đang xem tranh phía trước mặt. Tôi liếc nhìn họ và để ý thấy người nói luôn miệng chính là cô gái. Tôi cảm thấy ngưỡng mộ lòng kiên nhẫn của anh chàng khi phải chịu đựng cô gái này. Quá bực bội vì ồn ào, tôi quyết định bỏ đi chỗ khác.
Thế nhưng tôi vẫn chạm trán với họ vài lần khi đi qua những phòng trưng bày khác. Và mỗi lần nghe thấy tiếng nói không dứt của cô gái, tôi liền vội vã bỏ đi ngay.
Lúc ra về, tôi ghé qua quầy lưu niệm để mua vài thứ và khi tôi đang thanh toán tiền thì thấy họ đi ra. Tôi để ý thấy chàng thanh niên rút trong túi ra một vật màu trắng, kéo nó ra thành một cây gậy dài, rồi tự tìm đường đến phòng giữ đồ để lấy áo khoác cho vợ.
“Anh chàng ấy thật dũng cảm!”, người bán hàng nói: “Đa số mọi người sẽ rất tuyệt vọng và từ bỏ tất cả nếu phải rơi vào cảnh mù lòa ở độ tuổi trẻ trung như vậy! Trong thời gian dưỡng bệnh sau tại nạn, anh ta đã thề rằng không để chuyện đó làm thay đổi cuộc đời mình. Và thế là, cũng như trước đây, mỗi lần có buổi triển lãm những tác phẩm nghệ thuật mới là hai vợ chồng lại đến xem.”
Tôi liền hỏi: “Anh ta thưởng thức được gì nếu anh ta không nhìn thấy đường chứ?”
"Không thấy gì ư? Chị nhầm rồi! Anh ta thấy rất nhiều điều, nhiều hơn cả chị hay tôi có thể nhìn thấy. Vợ anh ấy miêu tả tỉ mỉ từng bức tranh và anh ta tưởng tượng ra nó ở trong đầu mình.
Ngày hôm đó, tôi đã học được nhiều điều về tình yêu, sự kiên nhẫn, và lòng dũng cảm của hai con người. Tôi đã nhìn thấy được tình yêu của đôi vợ chồng khi họ khoác tay nhau bước ra khỏi bảo tàng; lòng kiên nhẫn của cô gái khi kể lại tỉ mỉ từng chi tiết trong một bức tranh cho một người hoàn toàn không thấy chút ánh sáng; và lòng dũng cảm của chàng trai khi quyết tâm không để sự tăm tối làm thay đổi cuộc đời mình.
Hãy cho cháu mặc áo đỏ
Tyler khi chào đời đã nhiễm loại virus đáng sợ đó, mẹ của cháu cũng bị nhiễm. Từ những ngày đầu tiên của cuộc sống, cậu bé đã phải lệ thuộc vào thuốc men giúp cho cậu sống sót. Thỉnh thoảng cậu bé còn cần phải có máy trợ thở để tiếp thêm dưỡng khí.
Tyler không chịu khuất phục trước căn bệnh chết người này dù chỉ trong khoảnh khắc. Rất thường xuyên người ta nhìn thấy cậu chơi đuổi bắt trên sân với túi ba lô những thuốc là thuốc, và kéo theo một cái xe đẩy có bình ôxy giúp cho cậu thở. Niềm tin và niềm vui rằng mình còn sống đã đem lại sức sống cho Tyler và làm chúng tôi kinh ngạc.
Mẹ Tyler thường chọc cậu bé rằng cậu chạy nhanh quá nên bà phải mặc cho cậu áo màu đỏ. Như thế, khi nhìn qua cửa sổ tìm cậu, bà có thể mau chóng nhận ra đứa con trai sớm bất hạnh như mình.
Căn bệnh tàn nhẫn cuối cùng cũng đã đánh gục một con người có chí khí như Tyler. Cậu bé ốm nặng và thật không may là cả mẹ cậu cũng thế. Khi đã biết rõ rằng cậu đã không còn có thể vượt qua được nữa, mẹ Tyler động viên con mình rằng bà ấy cũng sẽ chết và sẽ sớm ở bên cậu trên thiên đàng.
Vài ngày trước khi chết, Tyler gọi tôi lại gần giường bệnh và nói thì thào: “Cháu có lẽ chết sớm. Cháu chẳng sợ đâu. Khi cháu chết, cô hãy mặc cho cháu chiếc áo màu đỏ. Mẹ cháu hứa sẽ lên trời cùng với cháu. Khi mẹ cháu lên đó, cháu có thể đang chơi, và cháu muốn mẹ cháu nhận ra cháu ngay. Cô hãy giúp cháu, chỉ một lần lần nữa thôi, cô nhé!”
Tất cả sức mạnh
Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát.
Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay của cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng.
Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”.
Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”.
“Không, con trai - người bố nhẹ nhàng nói - Con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”.
Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.
* * *
Bạn thân mến, bạn là người có cá tính mạnh mẽ? Bạn rất tự lập? Điều đó thật đáng quí! Nhưng bạn đang có những “tảng đá lớn” cần phải giải quyết. Và bạn nhận thấy mình không đủ khả năng để loại bỏ nó?
Trong cuộc sống không phải lúc nào người ta cũng có thể tự mình làm được hết mọi việc. Sức mạnh của mỗi chúng ta còn nằm ở những người thân, bạn bè - những người luôn quan tâm, lo lắng và sẵn lòng giúp đỡ chúng ta.
Em sẽ làm được
“Đến giờ tập rồi!”, tôi la to, thế là đám học trò nhỏ vừa đùa giỡn vừa xếp thành hàng ngay ngắn trong phòng tập thể dục. Megan cũng bước theo sau và lặng lẽ đứng ở cuối hàng. Cô bé mới tám tuổi, cùng tuổi với tôi khi tôi bắt đầu tập luyện môn thể thao nhào lộn này.
Tôi yêu cầu các em thực hiện các bài tập uốn người ra trước, ra sau, nhào lộn, chống tay lộn người ra trước. Các học trò của tôi đã luyện tập thành thục các bài tập này từ nhiều tháng nay rồi, thậm chí có vài ba em đã tự tập nhào lộn ngược. Vậy mà Megan vẫn còn chưa xong với bài tập trồng chuối, chỉ đơn giản là em luôn cần nhiều thời gian hơn những bạn bè khác.
Tôi thường giúp Megan thực hiện các bài tập và động viên, khích lệ em cố gắng bằng những câu đại loại như: “Ngón chân duỗi thẳng như vậy rất tốt”, “Cô thấy tay em khỏe hơn trước rất nhiều”. Nhưng một hôm, vào đầu giờ học, ba của Megan xin được nói chuyện với tôi. Nhìn vẻ mặt buồn buồn của ông ấy, tôi thực sự không hiểu là có chuyện gì. Ông nói: “Tôi định cho Megan nghỉ học”. “Sao vậy?”, tôi hỏi. Chẳng lẽ tôi đã làm gì không phải hay sao, tôi thầm nghĩ.
Ông ấy vòng tay qua vai Megan như muốn bảo vệ con gái và nói: “Con bé không theo kịp các bạn trong lớp. Tôi không muốn nó gây trở ngại cho những bạn khác”. Tôi bắt gặp vẻ mặt khổ sở của ông khi nói ra điều đó, còn Megan thì cúi gằm mặt như thể em muốn mình biến đi vậy.
Tôi nói: “Ông sai rồi! Megan rất cần đến lớp học này, có khi còn cần hơn cả những đứa trẻ khác. Tôi đâu có bắt đầu sự nghiệp là một nhà vô địch quốc gia bảy lần, tôi cũng bắt đầu từ khi còn là một cô bé tám tuổi như Megan vậy. Huấn luyện viên Igor của tôi thường nói rằng: 'Có những đứa trẻ sinh ra đã có tài, và cũng có những đứa như Christine, chỉ cần luyện tập chăm chỉ'. Mỗi khi nhìn Megan tôi thấy mình trong đó. Con bé cũng rất chăm chỉ tập luyện”.
“Có thể Megan sẽ không thắng tại các kỳ thi đấu, thậm chí cũng có thể em không được chọn đi thi, nhưng tôi cam đoan với ông rằng nếu em cố gắng và tin vào bản thân mình thì điều đó còn quý giá hơn bất kỳ tấm huy chương vàng nào. Tôi tin vào Megan. Tôi tin rằng em sẽ đạt được tất cả những mục tiêu của bản thân theo cách riêng của mình.”
Khi nghe những lời đó, Megan ngước nhìn tôi, đôi mắt em đẫm lệ, nhưng đôi môi em lại nở một nụ cười tươi như hoa. Ba của em ôm chầm lấy tôi nói: “Xin cảm ơn cô, cảm ơn rất nhiều”, rồi quay sang Megan, nói: “Đi thay đồ đi con, đến giờ lên lớp rồi”.
Cuối cùng thì Megan cũng thực hiện được tất cả các động tác, tuy có chậm hơn bạn bè. Nhưng điều quan trọng hơn là cô bé không bao giờ đứng ở cuối lớp nữa. Từ hôm đó trở đi, mỗi khi tôi bảo xếp hàng thì Megan lại chạy lên đứng ngay hàng đầu tiên.
Con yêu mẹ hơn
Nếu gặp con gái tôi, Amanda, bạn sẽ thấy nó là một cô bé 4 tuổi với cả một kho kiến thức trong đầu. Mới đây, con bé đọc làu làu một danh sách những sự việc và mẹo vặt mà nó biết, như: một cộng một bằng hai, nếu pha màu vàng với màu xanh lam ta sẽ có màu xanh lục, chim cánh cụt thì không biết bay, vân vân và vân.
Cuối cùng, con bé dừng lại và nói với vẻ tự mãn: "Mẹ ơi, con biết hết mọi thứ trên đời!
Tôi giả vờ tin nhưng lại cười thầm trong bụng. Tôi nghĩ còn có vô vàn những chuyện mà một cô bé bốn tuổi như nó làm sao có thể biết được. Tôi đã sống gần 30 năm và chắc chắn tôi biết tất cả những gì mà con tôi biết, và tất nhiên là còn nhiều hơn thế nữa. Nhưng chẳng bao lâu sau, tôi đã thấy những suy nghĩ của mình là sai lầm.
Mọi việc bắt đầu vào một buổi sáng khi tôi cột tóc cho Amanda trước gương trong nhà tắm. Tôi hoàn thành xong mái tóc buộc hai sừng của con bé và kết thúc bằng câu nói: “Mẹ yêu con, Amanda.”
“Con cũng yêu mẹ,” con bé đáp.
“Vậy hả,” tôi trêu con bé, “Mẹ yêu con hơn.”
Mắt con bé sáng lên khi nó nhận thấy gợi ý trong câu nói của tôi, nó cười phá lên: “Con yêu mẹ nhất.”
“Mẹ yêu con nhiều hơn cả núi lửa!” - đây là câu nói thường xuyên trong những cuộc chiến tình yêu của gia đình tôi.
“Nhưng con yêu mẹ từ đây cho tới Trung Quốc luôn!” Trung Quốc là đất nước mà con bé mới biết tới nhờ người hàng xóm mới dọn về của chúng tôi.
Chúng tôi tiếp tục với những câu nói quen thuộc như: “Con yêu mẹ nhiều hơn cả bơ đậu phộng!”… “Mẹ yêu con còn hơn cả ti vi”... “Con yêu mẹ nhiều hơn cả kẹo sing-gôm thổi”...
Bây giờ lại đến lượt tôi, và thường thì khi nói câu này tôi luôn giành chiến thắng. “Mẹ yêu con nhiều hơn cả vũ trụ này! Thua chưa bé con?” Lạ thay, lần này Amanda lại không có vẻ muốn đầu hàng mà dường như đang suy nghĩ.
“Mẹ!”, con bé nói giọng dịu dàng, “Con yêu mẹ hơn cả bản thân con!” Tôi lặng cả người. Tôi đã hoàn toàn bị khuất phục bởi sự chân thành của con bé.
Cho đến lúc đó tôi luôn nghĩ rằng những điều mình biết là nhiều hơn con bé, và ít nhất thì tôi cũng biết tất cả những gì nó biết. Nhưng tôi lại không biết điều này. Cô con gái bốn tuổi của tôi biết nhiều về tình yêu thương hơn cả người mẹ hai mươi tám tuổi của nó, và nó yêu thương tôi còn hơn cả bản thân mình.
Món quà ngày Valentine
Cũng giống như nhiều thầy cô khác, tôi luôn cố gắng hết sức để cho tất cả các học sinh của mình đều cảm thấy chúng được quan tâm đặc biệt. Tôi chưa có con nên tôi xem chúng như là con của tôi vậy. Với tôi, có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc với thế giới của bọn trẻ trong một năm học ngắn ngủi. Tôi có thể đến xem một trận đấu bóng chày, hay tham gia một buổi biểu diễn khiêu vũ. Tôi luôn muốn dạy cho học sinh của mình biết rằng mỗi đứa đều có những điểm đặc trưng riêng của mình. Trong suốt một năm làm chủ nhiệm ở khối lớp Năm tôi đã thấy được tầm quan trọng của những bài giảng và những việc làm của mình.
Vào khoảng cuối tháng Một, tôi bắt đầu thấy những mảnh giấy nhỏ được chuyền tay qua lại trong lớp. Điều này thật lạ vì các em có rất nhiều cơ hội để nói chuyện với nhau khi tham gia hoạt động trong lớp và cũng rất lạ vì ngay cả những đứa không chơi thân với nhau cũng chuyền giấy cho nhau. Cũng không rõ là đứa nào khởi xướng và đứa nào mới là đứa nhận giấy chỉ thấy chúng cứ chuyền tay hết đứa này đến đứa khác.
Những mẩu giấy chuyền tay nhau được vài ngày thì bị tôi bắt được. Rồi tôi thuyết giảng cho bọn chúng một bài về sự thiếu tôn trọng thầy cô trong khi tôi đang cố dạy học cho chúng thì chúng lại chuyền giấy cho nhau. Tôi không đọc những mẩu giấy đó mà vất luôn chúng vào thùng rác.
Sau khoảng một hay hai tuần gì đó, mọi việc có vẻ lắng xuống và tôi nghĩ là mình có lẽ đã chấm dứt được chuyện này. Bước sang tháng Hai, mọi người đều hướng đến ngày lễ Tình Yêu, nhưng tôi thấy bọn trẻ chẳng nhắc gì đến ngày lễ này. Giáo viên thủ công dạy cho các em làm nhưng phong thư thật lớn để đựng những tấm thiệp valentine vào đó, còn tôi thì đưa cho chúng danh sách tên các bạn trong lớp để chúng có thể ghi vào thiệp. Vào hôm trước ngày lễ thánh, các em xin phép tôi cho tổ chức một bữa tiệc. Tôi bảo rằng tôi sẽ cho chúng một tiếng vào cuối buổi học ngày mai và chúng đồng ý. Nhưng rồi chúng lại nằn nì xin thêm nửa tiếng nữa, tôi bảo: “Chuyện đó để ngày mai tính còn bây giờ tiếp tục học thôi!”
Vào ngày Valentine, chúng tôi hoàn thành tiết học buổi sáng một cách thuận lợi. Tôi cũng lấy làm ngạc nhiên vì sự điềm tĩnh của bọn trẻ và cũng nghĩ xem là bọn trẻ con mới lên mười này làm gì trong ngày lễ Tình Yêu chứ. Trước khi các em đi ăn trưa, tôi bảo rằng chúng có thể tổ chức tiệc sau bữa trưa. Và cuối cùng thì cũng có đứa tỏ ra mừng rỡ.
Khi tôi đến nhà ăn để đón các học trò của mình thì chẳng thấy chúng đâu. Tôi chẳng thể nào hiểu nổi khi thầy hiệu phó bảo rằng giáo viên dạy nhạc đã dẫn chúng đi rồi. Tôi đi một vòng đến phòng học nhạc rồi trở lại nhà ăn thì gặp thầy dạy nhạc đang đứng ở trước cửa chờ tôi. Cả nhà ăn đã được dọn dẹp trống trơn chỉ còn mỗi một chiếc ghế đặt ngay giữa phòng. Các cô cậu học trò của tôi thì đang đứng ngay trên một cái sân khấu ở trước mặt, còn thầy dạy nhạc thì dẫn tôi đến chỗ chiếc ghế duy nhất ở giữa phòng.
Candi, cô học trò nhỏ nhút nhát của tôi nói vào micrô: "Tụi con muốn làm một cái gì đó thật đặc biệt cho cô vì cô đã làm cho chúng con những điều tuyệt diệu. Tụi con đã đưa ra rất nhiều ý kiến và cuối cùng quyết định rằng có lẽ đây là điều mà cô sẽ thích nhất. Tụi con sẽ tổ chức một chương trình biểu diễn tài năng xem như là một món quà dành tặng cho cô. Hy vọng là cô sẽ thích nó!
Tất cả các em đều tham gia biểu diễn: có khiêu vũ, hát, múa, chơi piano, kể chuyện - mỗi đứa trình diễn một tiết mục. Tôi ngồi xem mà không thể nào tin nổi toàn bộ những tiết mục này đều do bọn trẻ dàn dựng. Có người dẫn chương trình, đồ dùng sân khấu, cảnh trí và cả những trang thiết bị nữa chứ. Tất cả những mẩu giấy chuyền tay nhau trước đây đều dành cho việc chuẩn bị buổi ra mắt này. Chúng chỉ nhờ thầy dạy nhạc giúp xin phép cho sử dụng sân khấu và giúp chúng điều chỉnh âm thanh mà thôi.
Sau buổi biểu diễn kéo dài một tiếng đồng hồ dành cho một vị khán giả duy nhất đang ngồi dưới mỉm cười mà nước mắt rưng rưng là tôi, tất cả bọn trẻ đứng trên sân khấu đồng thanh nói: “Chúng con biết món quà có giá trị nhất mà chúng con dành cho cô phải là một cái gì đó của riêng chúng con. Chúc mừng cô nhân ngày lễ Tình Yêu!”
Tôi chưa bao giờ cảm nhận được nhiều tình cảm yêu thương đến vậy vào ngày Valentine - dành cho các em học sinh và cả cho một người giáo viên như tôi.
Ngẩng cao đầu
Tôi chỉ là một đứa bé mới 15 tháng tuổi, vô tư, hạnh phúc… cho đến cái ngày tôi bị ngã - một cú ngã rất trầm trọng. Con thỏ bằng thủy tinh vỡ tan tành, đâm vào mắt tôi khiến tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Các bác sĩ cố gắng cứu vãn con mắt bằng cách khâu nối chỗ bị cắt đứt và để lại một vết sẹo bự xấu xí ngay giữa cầu mắt của tôi. Nhưng mọi nổ lực cứu chữa đều thất bại, tệ hơn nữa, nếu lấy toàn bộ cầu mắt ra khỏi hốc mắt thì khi trưởng thành khuôn mặt của tôi sẽ bị biến dạng xấu xí. Thế là, bác sĩ quyết định để lại con mắt xám xịt, không thấy đường và có một vết sẹo chính giữa trên khuôn mặt tôi – con mắt mù loà đó đã điều khiển cả cuộc đời tôi.
Đi đến bất cứ nơi đâu, tôi cũng nhìn chằm chằm xuống đất để mọi người không thấy khuôn mặt xấu xí của mình. Thỉnh thoảng, người ta lại hỏi những câu làm tôi lúng túng và đưa ra những lời nhận xét khiến tôi tổn thương. Còn khi đám trẻ con chơi đùa, tôi luôn phải đóng vai “ác quỷ”. Tôi lớn lên mà luôn nghĩ rằng tất cả mọi người đều nhìn tôi bằng ánh mắt khinh bỉ, như thể cái vẻ ngoài xấu xí là do lỗi của tôi vậy. Điều đó khiến tôi luôn nghĩ rằng mình là một con quái vật.
Nhưng mẹ tôi luôn bảo với tôi rằng: “Con hãy ngẩng cao đầu và đối mặt với thế giới.” Câu nói đó đã trở thành chỗ dựa tinh thần của tôi. Khi tôi còn nhỏ, mẹ thường ôm tôi vào lòng, vuốt tóc tôi rồi nói: “Con cứ ngước mặt lên, mọi việc sẽ ổn thôi, rồi mọi người sẽ nhìn thấy cái đẹp trong tâm hồn con.” Câu nói này luôn được lặp đi lặp lại mỗi khi tôi muốn chạy trốn.
Càng lớn tôi càng hiểu rõ câu nói của mẹ hơn. Khi còn nhỏ, tôi nghĩ mẹ muốn nói rằng: “Hãy cẩn thận nếu không con sẽ bị ngã hoặc đâm sầm vào vật gì đó nếu như con không chịu nhìn đường.” Khi lớn hơn một chút, dù tôi vẫn luôn cúi gằm mặt để che giấu sự xấu hổ, thỉnh thoảng tôi cũng ngẩng đầu lên và để cho mọi người hiểu tôi, thích tôi. Những lời nói của mẹ giúp tôi nhận ra rằng, nếu để mọi người nhìn thẳng vào mặt tôi thì họ sẽ nhận ra sự thông minh và vẻ đẹp đằng sau con mắt vô hồn đó, cho dù họ có không nhìn thấy nó ở bên ngoài.
Khi lên trung học, tôi học rất giỏi và quan hệ bạn bè cũng tốt. Thậm chí, tôi còn được bầu làm lớp trưởng. Nhưng ở sâu thẳm trong lòng, tôi vẫn cảm thấy mình là một con quái vật. Tất cả những gì tôi thực sự muốn có là được bình thường như những người khác. Những lúc cảm thấy tồi tệ, tôi lại chạy đến bên mẹ và khóc, mẹ lại nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến và nói: “Con hãy ngẩng cao đầu và đối mặt với mọi người, hãy để họ tự khám phá cái đẹpở bên trong tâm hồn con.”
Khi tôi gặp người đàn ông một nửa của đời mình, chúng tôi đã nhìn thẳng vào mắt nhau, anh ấy bảo rằng tôi đẹp cả bên trong lẫn bên ngoài. Anh ấy đã nói thật. Tình yêu thương và những lời động viên của mẹ giống như một tia sáng cho tôi lòng tự tin để vượt qua sự hồ nghi của chính mình. Tôi đã đối mặt với nghịch cảnh, đương đầu với khó khăn của mình, và hiểu ra rằng tự đề cao bản thân mình chưa đủ mà còn phải có lòng trắc ẩn đối với những người khác.
“Hãy ngẩng cao đầu lên!” là câu nói luôn hiện diện trong gia đình tôi. Các con tôi đều hiểu được sự khích lệ trong câu nói đó. Vậy là món quà mà mẹ dành cho tôi giờ đây đã được tiếp tục truyền lại cho thế hệ kế tiếp.
Valentine của bà
Đó chỉ là một trò đùa vô hại dành cho bà lão Hayes và tất cả chỉ có thế. Vì cái kiểu quát tháo của bà ấy mỗi khi chúng tôi “mượn” đỡ vài quả mâm xôi quý giá của bà mà bà ta cứ làm như là chúng tôi ăn trộm vàng bạc gì vậy, nên chúng tôi quyết định chơi bà ấy một vố.
Chí ít thì theo chúng tôi nó cũng chẳng hại gì vì George chỉ buộc một sợi dây vào một chiếc hộp màu đỏ hình trái tim, còn Ron thì thêm vào 1 chi tiết cuối cùng: nó gắn thêm hai bông hồng nhựa màu đỏ lên trên cái nắp hộp quà Valentine rỗng không.
Khi George và Albert đang tập dợt kéo chiếc hộp ra khỏi tầm với bằng cách giật sợi dây diều mà chúng nó đã cột vào đó, tôi hỏi: “Tao tự hỏi không biết điều gì sẽ làm cho bà ấy ngạc nhiên hơn cả: lúc bà ấy nhìn thấy chiếc hộp dưới chân hay lúc nhìn thấy nó bay véo ra khỏi tầm tay khi bà ấy cúi xuống định cầm nó lên”.
Bọn tôi cười phá lên khi nhìn cảnh tượng George giựt dây còn Albert thì rượt theo chiếc hộp rỗng không chạy vòng vòng trong cái nhà xe đầy bụi bặm. Albert là một thằng bé mười tuổi người Navajo tròn mũm mĩm, nó bắt chước khá giống cái dáng đi khập khiễng khòng khòng và cả cái vẻ cau có cố hữu của bà Hayes. Và chúng tôi gào rú lên khi thằng Albert nhặt lấy một cây chổi và cưỡi nó chạy vòng vòng giữa khí hậu mùa đông vừa đi vừa hét toáng lên: “Ta là bà lão Hayes đây, một bà già khó ưa nhăn nheo xấu xí ở miền Tây đến đây!”.
Ron là đứa đầu tiên nhìn thấy bố tôi đứng ngay cửa, rồi tất cả bọn tôi đều nhìn thấy ông ngoại trừ thằng Albert, nó không biết nên cứ tiếp tục chạy vòng vòng quanh ga-ra gào thét và cười khúc khích đủ kiểu cho đến khi nó đâm sầm vào thắt lưng của bố tôi đang nãy giờ đứng âm thầm quan sát.
Trong vài giây, tất cả đều há hốc miệng không dám cử động. Thằng Albert nhăn mặt cố nghĩ ra một điều gì đó để che đậy tất cả những chứng cứ đang chống lại chúng tôi.
Rồi bố phá vỡ sự im lặng bằng cách bước chậm rãi đến chỗ chiếc hộp rỗng không nằm trên sàn ngay dưới chân Albert. Ông cầm sợi dây đưa lên và nhìn theo chiếc hộp đang đu đưa qua lại. Rồi ông nhìn sáu thằng con trai đang đứng đó quan sát từng cử chỉ của ông với một tâm trạng sợ hãi. Và không biết bằng cách nào ông nhìn thấu cả tâm can bọn tôi.
“Cách đây không lâu cha cũng chơi trò đùa nghịch ngợm này,” ông nói và đặt chiếc hộp hình trái tim lên bàn. Nghe vậy, lúc đầu tôi thật khó mà tưởng tượng nổi người cha đáng kính của mình lại chơi cái trò quỷ quái này. Rồi tôi nhớ lại tấm ảnh của cha chụp hồi còn bé, cái đầu tóc đỏ choé, mặt đầy tàn nhang, đôi mắt màu xanh lá cây và gương mặt thì đeo một nụ cười tinh quái nên tôi nghĩ điều đó cũng có thể lắm chứ.
Rồi cha nói tiếp: “Một lần vào ngày lễ thánh Valentine, cha và các ông anh họ quyết định chơi trò này với bà nội Walker, không phải vì mọi người không thích bà, bà là một người bà tuyệt vời nhất mà cậu bé nào cũng mong ước có được, mà chỉ vì có một chút nghịch ngợm nên cả bọn quyết định đùa vui bà một tí.”
“Vào một buổi tối, bọn này lén đặt một cái thùng thiếc sơn đỏ ngay ngưỡng cửa của bà. Vì bà bị lãng tai, nên cũng chẳng cần phải nhỏ tiếng làm gì. Điều đó thật tuyệt vì chỉ cần nghĩ đến cảnh tượng bà nội nhặt chiếc hộp vừa mới sơn được đặt ngay cửa nhà lên thì đứa nào cũng cười phá lên thích chí.”
“Chẳng bao lâu thì chiếc hộp cũng được sơn xong. Nhìn nó chẳng được thẩm mỹ cho lắm, nhưng đối với một đám trẻ con nông thôn và một bà lão mắt đã kém thì nó cũng không đến nỗi tệ. Sau khi thỏa mãn với tác phẩm của mình, cả bọn đá mạnh vào cửa nhà bà rồi chạy biến trốn vào các bụi cây chung quanh để chờ xem trò vui.”
“Trong khi chờ bà ra mở cửa cả bọn cứ cười khúc kha khúc khích. Cuối cùng thì bà cũng xuất hiện đứng trước cửa trong chốc lát, mắt nhìn săm soi vào trong bóng tối, mái tóc hoa râm của bà được buộc chặt lại phía sau thành một búi nhỏ, hai tay bà chùi chùi vào trong cái tạp dề trắng bà vẫn hay đeo.”
“Có lẽ bà nghe thấy tiếng động gì đó trong mấy cái bụi cây vì mắt bà nhìn về hướng chỗ bọn nhóc đang trốn và nói to đủ để cả bọn nghe thấy: ”Giờ này mà còn có ai gõ cửa nữa chứ?“ Bụng của cha lúc đó quặn đau vì cố nén tiếng cười. Rồi bà nhìn xuống dưới chân. Ngay cả ở khoảng cách hơn 10 mét cả bọn cũng nhìn thấy được niềm vui lóe lên trong ánh mắt của bà khi bà nhìn thấy một vật màu đỏ ởngay dưới chân mình.”
“Bà kêu lên: ”Ôi! Thật tuyệt vời làm sao! Một món quà valentine cho bà nội! Tôi cứ tưởng năm nay mình lại bị lãng quên rồi chứ!" bà cúi xuốn
g nhặt món quà lên.
“Đây đúng là giây phút mà cả bọn trông đợi nhưng dường như chẳng đứa nào thấy vui như đã tưởng tượng. Bà rờ rẫm chiếc hộp còn ướt sơn một lúc và nhận ra trò đùa quái ác của bọn trẻ. Niềm vui có được một người thương yêu nhớ đến mình trong ngày lễ này của bà thật quá ngắn ngủi.”
“Bà cố mỉm cười, bằng tất cả vẻ nghiêm trang của mình bà quay trở vào trong nhà vô tình chùi tay vào trong chiếc tạp dề sạch sẽ trắng tinh của bà.”
Cha dừng lại một lúc để cho sự tĩnh lặng một lần nữa lại bao trùm lên lũ nhóc đang chăm chú lắng nghe. Lần đầu tiên tôi thấy mắt cha ươn ướt. Rồi cha hít một hơi thật sâu và nói: “Cũng trong năm đó bà qua đời, cha chẳng còn cơ hội nào để tặng cho bà một món quà valentine thật sự.” Cha cầm chiếc hộp kẹo trên bàn lên và đưa nó cho tôi, rồi cha quay lưng bỏ ra ngoài màkhông nói thêm một lời nào.
Vào buổi tối hôm đó, sáu thằng con trai cười khúc khích đặt lên ngưỡng cửa nhà bà Hayes chiếc hộp màu đỏ hình trái tim có đính hai bông hồng bằng nhựa bên trên. Bọn tôi núp sau những bụi cây phủ đầy tuyết chờ xem phản ứng của bà khi nhận được một chiếc hộp đầy những kẹo và quả hạch như thế nào.
Và lần này thì không có một sợi dây nào cả.
Quà tặng cho Laura
Cô bạn Ann của tôi chẳng ưa gì ngày lễ thánh Valentine khi cô ấy còn là một cô bé. Cô ấy chỉ là cô gái bình thường - không xấu cũng chẳng đẹp. Và ngày lễ này dường như luôn bất công với những cô gái như vậy. Hồi còn học tiểu học thì chuyện này cũng không đến nỗi tệ, khi đó cô ấy nhận được 30 tấm thiệp từ các bạn trong lớp (những tấm thiếp này là do cô giáo buộc các bạn phải làm để tặng cho các bạn nữ). Có một điều mà lúc đó cô ấy đã không nhận ra là những tấm thiệp của mình không to quá cỡ như thiệp của các bạn gái được nhiều người ưa thích và không có những câu chúc tình cảm như của những bạn gái xinh đẹp khác. Nhưng khi lên trung học thì chuyện tặng thiệp không còn mang tính bắt buộc nữa. Ở cái độ tuổi mà con người bắt đầu cảm thấy thích sự lãng mạn, thích được ngưỡng mộ, thích được người khác theo đuôi, và đặc biệt là thích được tặng một tấm thiệp vào ngày valentine thì lại chẳng có một tấm thiệp nào. Không có cho Ann, không có cho tất cả những cô gái bình thường khác, chỉ có thiệp cho những cô gái xinh đẹp và nổi tiếng. Và khi đó thì câu chuyện về những cô vịt con xấu xí một ngày nào đó sẽ biến thành những nàng thiên nga xinh đẹp cũng chẳng giúp làm dịu đi sự tổn thương và hắt hủi mà họ phải chịu.
Như một điều tất yếu, Ann càng lớn càng trở nên xinh đẹp và trở thành mục tiêu săn đón của những chàng trai. Được nhiều người quan tâm và theo đuổi Ann bắt đầu cảm thấy mình xinh đẹp thực sự. Song dù nhiều năm đã trôi qua, Ann đã trưởng thành và lập gia đình nhưng cô ấy vẫn không thể nào quên được những ngày tháng buồn tủi ngày xưa.
Giờ đây, Ann đã có hai cậu con trai đang ở độ tuổi trung học. Ở trường chúng vào ngày lễ Valentine chỉ cần 1 đô la họ sẽ giúp bạn gởi tặng cho ai đó một bông hoa Cẩm Chướng. Ann thường cho mỗi đứa 1 đô để mua hoa tặng bạn gái, cô cũng không quên cho thêm mỗi đứa 1 đô kèm theo một lời dặn dò: “Hãy chọn một bạn gái nào đó không được xinh đẹp cho lắm nhưng tử tế rồi nhờ họ gởi tặng cho cô ấy một bông hoa. Như thế thì cô ấy sẽ biết được rằng mình cũng có người quan tâm và cũng cảm thấy mình có một điều gì đó đặc biệt”.
Nhiều năm trôi qua Ann vẫn làm công việc thầm lặng này và tạm quên đi những chuyện xa xưa.
Trong số những người đã nhận được một trong những món quà ấy có một cô bé tên là Laura. Con trai Ann kể lại rằng Laura đã rất sung sướng và ngạc nhiên đến bật khóc. Suốt ngày hôm đó, cô ấy cầm theo bông hoa đi khắp nơi và luôn thắc mắc với các bạn không biết ai là người ngưỡng mộ đã tặng hoa cho mình. Nghe xong, Ann bỗng có cảm giác cay cay sống mũi và những ký ức ngày xưa bỗng hiện về.
Vòng tay yêu thương
Khi biết được mình và Josh không thể nào có con được, Sally đã vô cùng đau khổ. Vì công việc của Josh có thu nhập cao nên Sally chẳng cần phải làm việc, cũng chính vì thế mà thời gian trôi qua đối với cô giống như một con rùa đang bò vậy. Những thú vui như chơi tennis, tập bơi và xem phim chẳng bao lâu cũng trở nên nhàm chán. Cô dần dần xa cách với bạn bè vì họ đã có con và bận túi bụi với những công việc của một bà mẹ.
Cuối cùng Sally quyết định dùng thời gian của mình để giúp đỡ người khác, miễn là công việc đó chẳng liên quan gì đến trẻ con. Cô luôn cảm thấy đau mỗi khi nhìn thấy chúng.
Sally quyết định làm công việc tình nguyện ở bệnh viện địa phương vì cô muốn mình phải luôn bận rộn. Cô luôn có mặt ở khắp nơi trong bệnh viện và cuối cùng thì được phân công làm việc ở phòng cấp cứu - nơi lúc nào cũng đầy ắp công việc. Thời gian trôi qua như tên bay và Sally cảm thấy nơi đây thực sự cần mình.
Khi Sally lấy hết can đảm để kể cho Josh nghe việc này, chồng cô đã nổi giận đùng đùng: “Em không thể tự đặt mình vào một nơi đầy rẫy những hiểm nguy như thế!”
“Nhưng em muốn mình phải làm một cái gì đó hơn là cứ ở không chơi suốt ngày!”
“Vậy thì làm việc cho một chương trình đọc truyện hay nấu ăn hay gì gì đó cũng được - một công việc an toàn hơn.”
“Điều em muốn không phải là được an toàn mà em muốn mình có ích và cảm thấy thích thú với công việc.”
Cuối cùng thì chồng cô cũng phải chịu thua. Nhưng mỗi đêm khi thấy Sally về nhà mệt mỏi và ủ rũ, anh lại cố nài nỉ: “Em hãy làm một việc gì khác đi!” Nhưng cô lại không muốn bỏ cuộc.
Một hôm, khi Sally đang chạy xuống đại sảnh tìm một vị bác sĩ để báo cho ông ta rằng vợ ông ấy gọi điện thoại đến, thì một chiếc xe cứu thương trờ tới. Đây là chuyện thường ngày ở đây, nhưng lần này một nhân viên y tế đang quay qua quay lại rất lạ, mắt tìm kiếm chung quanh. Anh ta phát hiện ra Sally và ấn vào tay cô một cái bọc nhỏ. “Cô hãy giữ lấy đứa bé này và đừng có đi đâu nhé!”, nói xong anh ta chạy vội theo chiếc băng ca cứu thương vào phòng cấp cứu.
Sally nhìn chằm chằm vào đứa bé sơ sinh trong vòng tay mình. Vừa lúc đó vị bác sĩ mà cô cần tìm đi ngang qua, cô liền nói cho ông biết về cuộc điện thoại và cả lý do vì sao mà cô lại phải giữ đứa bé này.
Vị bác sĩ nói: “Tôi nghĩ là các nhân viên cứu thương đã khám cho bé nếu không họ sẽ không đưa nó cho cô giữ, nhưng để cho chắc tôi sẽ khám lại xem sao.” Rồi Sally chạy theo vị bác sĩ khi ông ẵm đứa bé vào trong một căn phòng trống để khám cho nó. “Cô bé không sao!”, ông mỉm cười và đưa trả bé lại cho Sally.
Cô lại theo sau vị bác sĩ đi ra, nhưng trước khi cô kịp có ý kiến gì thì nhân viên y tế lúc nãy đi đến. Cô nói: “Tôi đâu phải là y tá ở đây, tôi chỉ làm việc tình nguyện.”
“Tôi biết, trước đây tôi đã nhìn thấy cô. Cô hãy chăm sóc cho cô bé cho đến khi mọi việc ở đây rảnh rang một chút thì sẽ có người đến thay. Mọi người đều biết cô đang trông nó mà!”
“Nhưng …”, Sally chưa kịp nói gì thì anh ta đã vẫy tay chào và quay lưng bỏ đi
Rồi đứa bé bắt đầu khóc. Sally liền đu đưa cô bé nhè nhẹ cho đến khi nó ngủ thiếp đi. Lúc đó cô mới nhận ra điều kỳ diệu khi ôm trong tay một đứa bé đang say ngủ. Điều mà cô đã bỏ lỡ khi tự mình xa lánh tất cả những đứa bé con của những người bạn hay người thân của mình.
Vài phút sau, một cô y tá đến nhận đứa bé và cho biết: “Ba mẹ của bé bị tai nạn xe hơi, nhưng họ đã qua cơn nguy hiểm rồi. Cảm ơn vì đã chăm sóc cho cô bé này.”
Nhưng Sally mới chính là người phải nói lời cảm ơn. Cô bé đã mang lại cho Sally một cảm xúc mà trước đây cô chưa từng cảm nhận được. Rất nhiều năm rồi, đây là lần đầu tiên Sally về nhà với chồng trong một tâm trạng vui vẻ và trong đầu đầy ắp những kế hoạch.
Khi Sally nói với chồng về việc cô đã tìm ra một nơi làm mới, điều đó là làm cho anh thật sự sung sướng. Anh nói: “Tốt lắm, vậy là em sẽ rời khỏi bệnh viện!”
“Không,” Sally mỉm cười nói, “Em chỉ chuyển sang làm ở bộ phận khác mà thôi. Họ đang cần một người để trông nom và yêu thương những đứa trẻ bị bỏ rơi. Ngày mai em sẽ bắt đầu.” Josh nở một nụ cười thật tươi.
Ưu tiên hàng đầu
Thời gian là một trong những thứ quý giá nhất hiện nay. Bất kể chúng ta mua bao nhiêu đồ dùng, đọc bao nhiêu sách hay tham gia bao nhiêu lớp học, thì cũng chẳng đủ để gọi là bận rộn.
Là một người mẹ như bao người mẹ, tôi phải làm việc, thường xuyên tất bật với nào là yêu cầu của công việc, các sở thích bản thân, những công việc lặt vặt trong nhà, và với các hoạt động trong trường của các con như: thi đấu, luyện tập, những bài học nhạc, các buổi diễn tập và công diễn. Các hoạt động này đều nhằm mục đích làm phong phú thêm cuộc sống của bọn trẻ cũng như phát triển các kỹ năng, tài năng và giá trị của chúng.
Tuy nhiên, những bà mẹ quá bận rộn với đủ thứ công việc chẳng còn quan tâm mấy đến mục đích thực sự của những hoạt động này. Từ thuở ấu thơ, trẻ con luôn cần sự quan tâm và khích lệ của cha mẹ. Những lời khen và động viên khi đứa bé biết bò, biết đứng dậy, biết đi, biết nói, biết đá banh, vân vân và vân vân cứ chất thành đống theo thời gian. Rồi khi trẻ lớn lên, những bài học đơn giản được thay thế bằng những hoạt động khác như thể thao, múa hát hay âm nhạc. Còn cha mẹ thì ngồi ở trên khán đài làm khán giả để cổ vũ, tán dương, vỗ tay động viên con mình.
Song, sớm hay muộn thì một bà mẹ đang làm việc cũng phải đối mặt với sự đan xen giữa công việc và những cuộc thi đấu, các buổi hoà nhạc hay các hoạt động khác của con mình. Người mẹ không thể ở hai nơi cùng một lúc. Và thật khó lòng quyết định xem phải làm như thế nào; điều gì là tốt nhất cho con; điều gì mà một người mẹ đảm đang nên làm; làm thế nào xoay chuyển tình thế bất lợi thành có lợi cho cả đôi bên.
Tôi đã trải qua một tình huống quyết định như thế khi trường học của con gái tôi đăng cai tổ chức liên hoan âm nhạc hằng năm mang tên “String Fest”. Có các ban nhạc của 5 trường biểu diễn trong nhà thi đấu cùng với cả một biển người các khán giả phụ huynh và bạn bè. Các ban nhạc sẽ phải đến trước 45 phút để có thời gian chuẩn bị. Và như thường lệ, liên hoan này luôn diễn ra vào lúc cả hai vợ chồng tôi đều bận túi bụi. Nên chúng tôi thu xếp để cho cậu con trai lớn đến chỗ cô em gái của nó vào đúng giờ biểu diễn.
Con gái tôi cũng biết rất rõ thời gian biểu của mẹ nó, nên cũng cố làm an lòng tôi, nó nói: “Tối nay mẹ không cần đến xem cũng được. Chỉ cần đến đúng giờ để đón con về thôi.” Còn có cách nào khác tốt hơn nữa chăng? Tôi sẽ chẳng cần phải vật lộn với đoạn đường dài hơn 50 km trong giờ cao điểm để về cho kịp. Tôi có thể làm thêm hai tiếng nữa, lúc đó xe cộ sẽ bớt đông đúc và tôi có thể sắp xếp để đến nhà thi đấu đúng giờ về. Ngoài ra, tôi đã từng xem biết bao nhiêu buổi hoà nhạc rồi, bỏ qua một buổi cũng đâu có sao!
Sau khi suy nghĩ cân nhắc các lựa chọn, tôi quyết định mình không thể vắng mặt. Mặc dù con gái đã cho phép tôi bỏ qua buổi biểu diễn nhưng điều đó không thể biện minh cho sự vắng mặt của tôi. Tôi thấy mình thật đáng trách khi không đến dự buổi hoà nhạc này. Thế là tôi quyết định rời sở làm và đến nơi ngay trước khi buổi diễn bắt đầu. Tôi tìm thấy một chỗ ngồi đối diện ngay ban nhạc của con gái, chỉ cách có vài hàng ghế. Con bé ở ngay trước mắt tôi, nhưng giữa một biển người như thế này, có lẽ nó sẽ chẳng nhìn thấy tôi đâu.
Khi thời gian dành cho việc chuẩn bị kết thúc, con bé đặt cây vĩ cầm của nó sang một bên. Tôi để ý thấy con bé bắt đầu lướt nhìn qua những hàng ghế khán giả để tìm kiếm người quen. Rồi khi nhìn thấy tôi đang vẫy vẫy tay như các bà mẹ vẫn thường hay làm, con bé mỉm cười. Chỉ cần một cử chỉ của con bé cũng nói lên tất cả: tôi đã làm nên một đêm diễn đáng nhớ cho con bé. Không có bất kỳ sự khuyến khích, lời khen ngợi hay phần thưởng nào xứng đáng với giây phút ấy. Hình ảnh đó mãi mãi được khắc ghi trong tâm trí của hai mẹ con mà không có một máy ảnh hay máy quay nào có thể ghi lại được. Đó là tình cảm yêu thương của hai con người dành cho nhau trong khán phòng của nhà thi đấu.
Cơ hội
Hai mắt đẫm lệ, tôi nằm trên giường bệnh nhìn chăm chăm ra bầu trời tháng Mười lạnh giá. Hôm đó là ngày cưới của tôi - ngày mà tôi mong chờ từ rất lâu rồi. Đáng lẽ giờ này tôi đang bước vào lễ đường trong bộ váy trắng tinh của cô dâu.
Tôi quen với Yates được 6 năm, suốt thời trung học cho đến khi lên đại học. Chuyện tình của chúng tôi ai cũng biết, và đây là mối tình đầu của cả hai đứa. Nhưng rồi chúng tôi phát hiện ra cả hai đều có những giấc mơ của riêng mình và một phần cũng do còn quá trẻ con và khờ dại, thế là chúng tôi chia tay nhau.
Trong suốt mười năm, tôi và Yates sống hai cuộc đời khác biệt, ở hai nơi khác biệt. Trải qua nhiều cuộc tình đổ vỡ và nhiều lỗi lầm trong cuộc sống, chúng tôi bỗng thấy cuộc đời mình thật trống rỗng. Rồi sau gần mười năm không tin tức, Yates đã liên lạc với tôi thông qua mẹ tôi. Chúng tôi gặp lại nhau để rồi nhận ra là hai đứa không thể sống thiếu nhau. Ba tháng sau, chúng tôi đính hôn.
Vào một ngày tháng Mười đẹp trời, chồng chưa cưới của tôi ngồi bên giường bệnh cầm lấy tay tôi vuốt ve, an ủi. Chúng tôi đã không thể cùng nhau bắt đầu một cuộc hành trình mới.
Hai ngày trước đó, số phận không may đã mang tôi vào bệnh viện với một chiếc xương chậu, một chiếc xương đòn và vài cái xương sườn bị gãy. Và sau đó là mất hàng giờ gọi điện thoại để hoãn lại tất cả những dịch vụ đặt trước, và để thông báo cho bạn bè và người thân. Mỗi lần nhớ lại cảnh chiếc xe tải, bất chấp cái biển báo dừng, chạy tông vào xe tôi, hất tung tôi ra vệ đường làm tôi bất tỉnh là tôi như muốn nổi điên.
Chúng tôi đã nghĩ đến việc tổ chức hôn lễ ngay trong nhà thờ của bệnh viện theo đề nghị của một mục sư, người đã lái xe gần 500 cây số đến để làm lễ cho chúng tôi. Nhưng tôi ao ước được chia sẻ ngày vui trọng đại này với những người thân và bạn bè của mình.
Tại sao lại là tôi chứ? Tôi đã làm gì để đáng bị như vậy?
Nhưng rồi không hiểu sao tôi cảm thấy những tấm thiếp mời, những kiểu trang trí tiệc mà tôi đã cất công chuẩn bị trước đây bỗng trở nên tầm thường. Sao tôi phải tốn hàng giờ đồng hồ miệt mài bên đống dây nhợ đủ màu sắc để chuẩn bị cho một việc hão huyền như vậy?
Hiện tại, điều quan trọng nhất là tôi còn được sống, có chồng chưa cưới ở bên cạnh và còn có cả một tương lai đang chờ đón. Giờ đây, đối với tôi, hôn nhân có một tầm quan trọng hoàn toàn khác. Chúng tôi đã trải qua những điều tồi tệ nhất trước khi cùng nhau trao lời thề hôn ước, đó chính là những thử thách của tình yêu mà chúng tôi phải vượt qua.
Bất chấp lời cảnh báo của bác sĩ, chỉ một tháng sau tôi đã có thể tự mình đi lại được. Tôi mang trong mình một nguồn sinh lực và mục đích sống hoàn toàn mới: tôi muốn tự mình đi vào lễ đường, làm lễ kết hôn với người đàn ông đã chăm sóc, an ủi tôi, giúp tôi vượt qua những cơn đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần trong suốt nhiều tuần qua.
Cuối cùng thì tôi và Yates cũng là của nhau. Ba tháng sau tai nạn, giờ tôi đang ngồi trong phòng cô dâu ở giáo đường thánh Mary, hồi hộp chờ đợi giây phút trọng đại của đời mình. Một trận mưa tầm tã, đầy sấm chớp trút xuống bên ngoài giáo đường. Tôi chợt mỉm cười, thầm nghĩ. Đến Thượng đế cũng cảm động đến rơi lệ và lên tiếng chúc mừng cho ngày cưới của chúng tôi.
Những vết sẹo trên người tôi là những minh chứng gợi nhắc cho tôi về sự mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi quả là may mắn. Nếu không có việc này xảy ra, có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết được rằng: không phải có một ngày cưới tuyệt vời là sẽ có một cuộc hôn nhân hoàn hảo, mà chính sức mạnh tình yêu của hai người sẽ làm cho mỗi một ngày đều là ngày tuyệt vời nhất.
Điều kỳ diệu của Miguel
Khi đang học năm cuối trường Y, khoa chấn thương chỉnh hình, tôi có vinh dự được tham gia chữa bệnh tại El Salvador. Tôi là thành viên của một nhóm gồm 50 bác sĩ tận tụy với nghề tình nguyện cùng tham gia trong chuyến đi kéo dài một tuần lễ này. Chúng tôi chia nhau thành từng nhóm nhỏ và đi đến các nơi để chữa bệnh cho người dân ở đây. Nhóm của tôi đóng quân tại một nhà thờ ở thủ đô San Salvador.
Buổi sáng đầu tiên chúng tôi đến đó trước 8 giờ một chút và thấy có đến cả trăm người xếp thành hàng dài bên ngoài nhà thờ. Có người đã đi xe buýt hơn 4 tiếng đồng hồ để đến đây. Qua tin tức báo đài và cả những lời truyền miệng, họ đã biết được việc này và đã đến chờ đợi để được các bác sĩ tình nguyện này khám cho.
Nhóm 7 người chúng tôi nhanh chóng bày các bàn khám bệnh ra trong một căn phòng nhỏ của nhà thờ. Khi đồng hồ điểm 8 giờ, cánh cửa trước mở ra và hàng người tiến vào bên trong. Ai đến trước thì được khám trước, và cứ một người vừa xong thì người kế tiếp đã xuất hiện ngay. Với tư cách là một bác sĩ thực tập của khoa, mỗi ngày tôi chỉ được khám cho vài bệnh nhân. Nhưng giờ đây tôi phải tăng tốc để có thể khám cho hơn 100 bệnh nhân mỗi ngày. Có đủ thứ loại bệnh tật, từ vẹo cột sống và chấn thương vùng lưng cho đến bệnh tim mạch và cả bệnh tiểu đường.
Trong thời gian ở El Salvador có rất nhiều bệnh nhân đã khiến tôi phải mủi lòng, nhưng đáng nhớ nhất là cậu bé Miguel. Khoảng giữa buổi sáng ngày đầu tiên, một bà mẹ mang cậu con trai mới 6 tuổi đến khám. Vốn tiếng Tây Ban Nha của tôi ít ỏi nhưng với sự giúp đỡ của người thông dịch tôi cũng hiểu được rằng hệ miễn dịch của thằng bé rất yếu. Nó thường hay bị cảm lạnh, bị viêm xoang và viêm phế quản. Mẹ thằng bé rất lo lắng vì nó cứ bị ốm liên tục.
Sau khi khám cho thằng bé tôi phát hiện một đốt sống cổ của nó nằm không đúng chỗ. Tôi nắn lại xương và giải thích cho mẹ bé rằng chúng tôi chỉ ở đây 1 tuần mà bé thì cần phải được nắn xương thường xuyên mỗi ngày, nên bà mẹ đồng ý sẽ mang con lại vào buổi chiều hôm đó và mỗi ngày sau đó bà đều đến.
Ngày hôm sau, tôi luôn để mắt tìm thằng bé, nhưng phải sau bữa trưa nó mới đến, gương mặt rạng rỡ và rất vui khi được trở lại. Tôi kiểm tra lại và thấy đốt xương nằm sai vị trí có chuyển biến tốt hơn ngày hôm trước. Tôi lại tiếp tục điều chỉnh đốt xương cổ cho thằng bé và cảm thấy hạnh phúc vì công việc tiến triển rất tốt.
Ngày thứ ba, tôi lại cảm thấy phấn khích khi Miguel và mẹ của bé trở lại. Không chỉ có Miguel tươi cười mà lần này mẹ nó cũng cười thật tươi. Trông bà ấy có vẻ rất vui sướng và nói liến thoắng khiến người phiên dịch cho tôi phải khó khăn lắm mới theo kịp. Tuy biết rõ những căn bệnh mà Miguel phải chịu đựng nhưng tôi không hề biết đến những khó khăn khác của thằng bé. Người mẹ giải thích rằng thằng bé không nói được vì nó gặp vấn đề trong việc phát âm và không thể ghép nối các từ lại với nhau. Vì không thể giao tiếp được nên thằng bé luôn nhút nhát và khép kín. Và bà ấy rất vui khi bỗng nhiên khả năng giao tiếp của Miguel phát triển lên rất nhiều. Thằng bé bắt đầu nói chuyện như tất cả mọi đứa trẻ lên sáu khác. Nó có thể phát âm đúng và rõ ràng các câu chữ. Giờ đây Miguel có thể kể chuyện, diễn đạt ý nghĩ của mình, và trở lại là một đứa trẻ bình thường.
Tôi sẽ chẳng bao giờ quên được Miguel và tuần lễ quý giá mà mình đã được làm việc tại El Salvador. Đó thực sự là một niềm vinh dự và một đặc ân khi được làm một thành viên trong đoàn. Mọi người đều chào đón tôi bằng những vòng tay ấm áp và tình cảm nồng hậu. Họ là những người tốt bụng và đáng yêu nhất mà tôi đã từng gặp. Khi rời khỏi nơi này tôi chẳng những mang theo những kỷ niệm đẹp mà còn mang theo cả một túi đầy quà mà những bệnh nhân đã tặng như một lời cảm ơn về những gì mà tôi đã làm cho họ. Mỗi khi nhớ đến Miguel tôi lại nghĩ rằng trong mỗi người chúng ta đều ẩn chứa điều kỳ diệu nào đó và nó chỉ chờ một ngày được ai đó khám phá.
Lá thư cuối cùng của người lái xe tải
TTO - Một lần trên xa lộ, tôi thấy một nhóm cảnh sát hoàng gia Canada và vài người công nhân đang tháo gỡ phần còn lại của một chiếc xe tải bị mắc kẹt bên vách đá. Tôi đậu xe lại, nhập vào nhóm tài xế xe tải đang lặng lẽ quan sát đội công nhân.
Một cảnh sát bước lại chỗ chúng tôi chậm rãi nói: “Rất tiếc, người tài xế đã chết khi chúng tôi phát hiện ra anh ta. Có lẽ anh ấy bị lạc tay lái trong lúc trời có bão tuyết hai ngày trước đây. Thật khó để nhận ra người bị nạn nếu chúng tôi không may mắn thấy ánh nắng phản chiếu từ kính chiếu hậu”. Viên cảnh sát lắc đầu buồn bã, rút trong túi áo khoác một lá thư: “Đây này, các anh nên đọc cái này. Tôi đoán anh ấy đã sống được khoảng hai giờ trước khi chết vì lạnh”
Tôi chưa bao giờ thấy cảnh sát khóc. Tôi nghĩ họ đã thấy quá nhiều cái chết và chứng kiến nhiều cảnh tượng hãi hùng nên họ không còn cảm giác gì trước những việc tương tự. Nhưng viên cảnh sát ấy đã lau nước mắt và đưa tôi lá thư. Đọc thư, tôi cũng như những người tài xế khác, không nói lời nào, chỉ lặng lẽ giấu những giọt nước mắt, trở về xe của mình.
Những từ ngữ trong thư như nung cháy tôi. Và sau nhiều năm, nó vẫn còn khắc sâu trong trí nhớ, như thể tôi đang cầm nó trước mặt. Tôi muốn chia sẻ lá thư đó với bạn, bạn bè của bạn và gia đình của họ.
Thư của Bill. Tháng 12 năm 2000
“Vợ yêu quý của anh,
Đây là lá thư mà không người đàn ông nào muốn viết. Nhưng anh cũng đủ may mắn khi có một ít thời gian nói lên những gì anh đã quên nói nhiều lần trước đây.
Anh yêu em, em yêu ạ. Em đã từng nói đùa rằng anh yêu chiếc xe tải còn hơn cả yêu em bởi vì anh dành nhiều thời gian cho nó quá! Anh yêu cái khối sắt này vì nó cần cho chúng ta. Nó chứng kiến anh vượt qua những nơi khó khăn, những giờ khó nhọc. Anh đã có thể luôn kỳ vọng vào nó trên những chuyến hàng xa và nó luôn mau chóng giúp anh hoàn thành công việc. Nó không bao giờ làm anh thất vọng. Nhưng em có biết rằng anh yêu em cũng bởi những lý do đó. Em cũng đã chứng kiến anh vượt qua những thời khắc khó khăn.
Anh nhớ anh đã than phiền về chiếc xe cũ kỹ vậy mà anh không nhớ em cũng từng than thở khi mệt mỏi trở về nhà. Anh quá lo nghĩ đến những rắc rối của mình đến nỗi không nghĩ gì đến em. Anh nghĩ về những thứ em đã phải từ bỏ vì anh: quần áo, du lịch, tiệc tùng, bạn bè...Em đã không bao giờ trách móc và vì lý do nào đó anh đã không bao giờ nhớ cám ơn em. Khi anh ngồi uống cà phê với bạn bè, anh luôn nói về chiếc xe và những khoảng tiền sửa chữa nó. Anh nghĩ anh đã quên mất em là người bạn đời của anh.
Sự hy sinh và phấn đấu của em cũng nhiều như việc anh cố gắng để có được một chiếc xe mới. Anh rất hãnh diện về chiếc xe này và anh cũng rất hãnh diện về em. Nhưng anh chưa bao giờ nói với em điều đó. Anh cho đó là điều dĩ nhiên em đã biết. Nhưng nếu anh dành nhiều thời gian với em thay vì để chùi rửa, lau bóng chiếc xe thì anh đã có thể nói những lời thật lòng mình với em.
Nhiều năm tháng qua, trong những lần rong ruổi trên đường, anh biết những lời cầu nguyện của em luôn theo anh. Nhưng lần này những lời đó không đủ. Anh đang đau quá. Anh đang trên chặng đường cuối cùng. Và anh muốn nói lên những điều mà lẽ ra anh phải nói nhiều lần trước đây. Những điều bị lãng quên vì anh quá quan tâm đến chiếc xe và công việc.
Anh đang nghĩ đến những ngày kỷ niệm của hai đứa hay ngày sinh nhật đã bỏ lỡ, cả những vở kịch, những trận đấu hockey của các con mà em phải tham dự một mình vì anh đang đâu đó trên đường. Anh đang nghĩ về những đêm em cô đơn và nghĩ đến anh đang ở đâu, công việc như thế nào. Anh đang nghĩ về những lúc anh muốn gọi cho em chỉ để nói lời chúc ngủ ngon nhưng vì lý do gì đó lại tiếp tục chạy xe. Anh nghĩ về những giây phút thanh thản, yên lành khi nghĩ đến em cùng các con. Những bữa cơm gia đình em dành nhiều thời gian để chuẩn bị và tìm nhiều lý do để giải thích với các con vì sao anh không ăn cùng. (Vì anh đang bận thay dầu cho xe, anh đang bận sửa xe, anh đang ngủ vì buổi sáng anh phải đi sớm,...). Luôn luôn có một lý do nào đó! Khi chúng ta lấy nhau, em không biết thay bóng đèn, nhưng chỉ hai năm sau em đã có thể sửa lò sưởi những khi trời bão trong khi anh đang chờ dở hàng ở Florida.
Anh đã phạm nhiều sai lầm trong đời nhưng nếu nói anh chỉ có một lần quyết định đúng, anh nghĩ đó là khi anh hỏi cưới em.
Cơ thể anh đang đau. Nhưng tim anh thì đau hơn nhiều. Em không có mặt lúc anh ra đi, lần đầu tiên từ khi chúng ta có nhau. Anh thật sự thấy cô đơn và sợ hãi. Anh cần em nhiều lắm và anh biết đã quá trễ rồi. Anh nghĩ thật là tức cười, bây giờ tình yêu của anh thì đang ở xa anh ngàn dặm còn khối sắt vô tri đã sai khiến cuộc sống của anh nhiều năm nay thì đang ở đây. Nhưng anh cảm thấy em đang ở cạnh. Anh có thể cảm nhận tình yêu của em, trông thấy khuôn mặt em. Em đẹp lắm, có biết không? Anh nghĩ gần đây anh không nói với em điều đó dù em vẫn rất xinh đẹp.
Hãy nói với các con rằng anh yêu chúng rất nhiều. Anh sợ phải ra đi quá nhưng giờ phút đó đã đến rồi em yêu ạ. Anh yêu em rất nhiều. Hãy nhớ chăm sóc bản thân và luôn nhớ rằng anh đã yêu em nhiều hơn bất cứ cái gì trên đời. Anh chỉ quên không nói với em điều đó mà thôi.
Anh yêu em.
Bill”
Câu chuyện nhỏ này dành cho bất kỳ ai không để ý rằng, vì những lo toan thường nhật mà bản thân mình thường vô tâm với những người yêu thương...
Một buổi chiều nọ, trong lúc đợi chồng tan họp, tôi đi quanh quẩn trong một bảo tàng, lặng lẽ thưởng thức những kiệt tác nghệ thuật.
Bỗng tôi nghe có tiếng nói ồn ào của một đôi trai gái đang xem tranh phía trước mặt. Tôi liếc nhìn họ và để ý thấy người nói luôn miệng chính là cô gái. Tôi cảm thấy ngưỡng mộ lòng kiên nhẫn của anh chàng khi phải chịu đựng cô gái này. Quá bực bội vì ồn ào, tôi quyết định bỏ đi chỗ khác.
Thế nhưng tôi vẫn chạm trán với họ vài lần khi đi qua những phòng trưng bày khác. Và mỗi lần nghe thấy tiếng nói không dứt của cô gái, tôi liền vội vã bỏ đi ngay.
Lúc ra về, tôi ghé qua quầy lưu niệm để mua vài thứ và khi tôi đang thanh toán tiền thì thấy họ đi ra. Tôi để ý thấy chàng thanh niên rút trong túi ra một vật màu trắng, kéo nó ra thành một cây gậy dài, rồi tự tìm đường đến phòng giữ đồ để lấy áo khoác cho vợ.
“Anh chàng ấy thật dũng cảm!”, người bán hàng nói: “Đa số mọi người sẽ rất tuyệt vọng và từ bỏ tất cả nếu phải rơi vào cảnh mù lòa ở độ tuổi trẻ trung như vậy! Trong thời gian dưỡng bệnh sau tại nạn, anh ta đã thề rằng không để chuyện đó làm thay đổi cuộc đời mình. Và thế là, cũng như trước đây, mỗi lần có buổi triển lãm những tác phẩm nghệ thuật mới là hai vợ chồng lại đến xem.”
Tôi liền hỏi: “Anh ta thưởng thức được gì nếu anh ta không nhìn thấy đường chứ?”
"Không thấy gì ư? Chị nhầm rồi! Anh ta thấy rất nhiều điều, nhiều hơn cả chị hay tôi có thể nhìn thấy. Vợ anh ấy miêu tả tỉ mỉ từng bức tranh và anh ta tưởng tượng ra nó ở trong đầu mình.
Ngày hôm đó, tôi đã học được nhiều điều về tình yêu, sự kiên nhẫn, và lòng dũng cảm của hai con người. Tôi đã nhìn thấy được tình yêu của đôi vợ chồng khi họ khoác tay nhau bước ra khỏi bảo tàng; lòng kiên nhẫn của cô gái khi kể lại tỉ mỉ từng chi tiết trong một bức tranh cho một người hoàn toàn không thấy chút ánh sáng; và lòng dũng cảm của chàng trai khi quyết tâm không để sự tăm tối làm thay đổi cuộc đời mình.
Hãy cho cháu mặc áo đỏ
Tyler khi chào đời đã nhiễm loại virus đáng sợ đó, mẹ của cháu cũng bị nhiễm. Từ những ngày đầu tiên của cuộc sống, cậu bé đã phải lệ thuộc vào thuốc men giúp cho cậu sống sót. Thỉnh thoảng cậu bé còn cần phải có máy trợ thở để tiếp thêm dưỡng khí.
Tyler không chịu khuất phục trước căn bệnh chết người này dù chỉ trong khoảnh khắc. Rất thường xuyên người ta nhìn thấy cậu chơi đuổi bắt trên sân với túi ba lô những thuốc là thuốc, và kéo theo một cái xe đẩy có bình ôxy giúp cho cậu thở. Niềm tin và niềm vui rằng mình còn sống đã đem lại sức sống cho Tyler và làm chúng tôi kinh ngạc.
Mẹ Tyler thường chọc cậu bé rằng cậu chạy nhanh quá nên bà phải mặc cho cậu áo màu đỏ. Như thế, khi nhìn qua cửa sổ tìm cậu, bà có thể mau chóng nhận ra đứa con trai sớm bất hạnh như mình.
Căn bệnh tàn nhẫn cuối cùng cũng đã đánh gục một con người có chí khí như Tyler. Cậu bé ốm nặng và thật không may là cả mẹ cậu cũng thế. Khi đã biết rõ rằng cậu đã không còn có thể vượt qua được nữa, mẹ Tyler động viên con mình rằng bà ấy cũng sẽ chết và sẽ sớm ở bên cậu trên thiên đàng.
Vài ngày trước khi chết, Tyler gọi tôi lại gần giường bệnh và nói thì thào: “Cháu có lẽ chết sớm. Cháu chẳng sợ đâu. Khi cháu chết, cô hãy mặc cho cháu chiếc áo màu đỏ. Mẹ cháu hứa sẽ lên trời cùng với cháu. Khi mẹ cháu lên đó, cháu có thể đang chơi, và cháu muốn mẹ cháu nhận ra cháu ngay. Cô hãy giúp cháu, chỉ một lần lần nữa thôi, cô nhé!”
Tất cả sức mạnh
Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát.
Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay của cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng.
Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”.
Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”.
“Không, con trai - người bố nhẹ nhàng nói - Con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”.
Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.
* * *
Bạn thân mến, bạn là người có cá tính mạnh mẽ? Bạn rất tự lập? Điều đó thật đáng quí! Nhưng bạn đang có những “tảng đá lớn” cần phải giải quyết. Và bạn nhận thấy mình không đủ khả năng để loại bỏ nó?
Trong cuộc sống không phải lúc nào người ta cũng có thể tự mình làm được hết mọi việc. Sức mạnh của mỗi chúng ta còn nằm ở những người thân, bạn bè - những người luôn quan tâm, lo lắng và sẵn lòng giúp đỡ chúng ta.
Em sẽ làm được
“Đến giờ tập rồi!”, tôi la to, thế là đám học trò nhỏ vừa đùa giỡn vừa xếp thành hàng ngay ngắn trong phòng tập thể dục. Megan cũng bước theo sau và lặng lẽ đứng ở cuối hàng. Cô bé mới tám tuổi, cùng tuổi với tôi khi tôi bắt đầu tập luyện môn thể thao nhào lộn này.
Tôi yêu cầu các em thực hiện các bài tập uốn người ra trước, ra sau, nhào lộn, chống tay lộn người ra trước. Các học trò của tôi đã luyện tập thành thục các bài tập này từ nhiều tháng nay rồi, thậm chí có vài ba em đã tự tập nhào lộn ngược. Vậy mà Megan vẫn còn chưa xong với bài tập trồng chuối, chỉ đơn giản là em luôn cần nhiều thời gian hơn những bạn bè khác.
Tôi thường giúp Megan thực hiện các bài tập và động viên, khích lệ em cố gắng bằng những câu đại loại như: “Ngón chân duỗi thẳng như vậy rất tốt”, “Cô thấy tay em khỏe hơn trước rất nhiều”. Nhưng một hôm, vào đầu giờ học, ba của Megan xin được nói chuyện với tôi. Nhìn vẻ mặt buồn buồn của ông ấy, tôi thực sự không hiểu là có chuyện gì. Ông nói: “Tôi định cho Megan nghỉ học”. “Sao vậy?”, tôi hỏi. Chẳng lẽ tôi đã làm gì không phải hay sao, tôi thầm nghĩ.
Ông ấy vòng tay qua vai Megan như muốn bảo vệ con gái và nói: “Con bé không theo kịp các bạn trong lớp. Tôi không muốn nó gây trở ngại cho những bạn khác”. Tôi bắt gặp vẻ mặt khổ sở của ông khi nói ra điều đó, còn Megan thì cúi gằm mặt như thể em muốn mình biến đi vậy.
Tôi nói: “Ông sai rồi! Megan rất cần đến lớp học này, có khi còn cần hơn cả những đứa trẻ khác. Tôi đâu có bắt đầu sự nghiệp là một nhà vô địch quốc gia bảy lần, tôi cũng bắt đầu từ khi còn là một cô bé tám tuổi như Megan vậy. Huấn luyện viên Igor của tôi thường nói rằng: 'Có những đứa trẻ sinh ra đã có tài, và cũng có những đứa như Christine, chỉ cần luyện tập chăm chỉ'. Mỗi khi nhìn Megan tôi thấy mình trong đó. Con bé cũng rất chăm chỉ tập luyện”.
“Có thể Megan sẽ không thắng tại các kỳ thi đấu, thậm chí cũng có thể em không được chọn đi thi, nhưng tôi cam đoan với ông rằng nếu em cố gắng và tin vào bản thân mình thì điều đó còn quý giá hơn bất kỳ tấm huy chương vàng nào. Tôi tin vào Megan. Tôi tin rằng em sẽ đạt được tất cả những mục tiêu của bản thân theo cách riêng của mình.”
Khi nghe những lời đó, Megan ngước nhìn tôi, đôi mắt em đẫm lệ, nhưng đôi môi em lại nở một nụ cười tươi như hoa. Ba của em ôm chầm lấy tôi nói: “Xin cảm ơn cô, cảm ơn rất nhiều”, rồi quay sang Megan, nói: “Đi thay đồ đi con, đến giờ lên lớp rồi”.
Cuối cùng thì Megan cũng thực hiện được tất cả các động tác, tuy có chậm hơn bạn bè. Nhưng điều quan trọng hơn là cô bé không bao giờ đứng ở cuối lớp nữa. Từ hôm đó trở đi, mỗi khi tôi bảo xếp hàng thì Megan lại chạy lên đứng ngay hàng đầu tiên.
Con yêu mẹ hơn
Nếu gặp con gái tôi, Amanda, bạn sẽ thấy nó là một cô bé 4 tuổi với cả một kho kiến thức trong đầu. Mới đây, con bé đọc làu làu một danh sách những sự việc và mẹo vặt mà nó biết, như: một cộng một bằng hai, nếu pha màu vàng với màu xanh lam ta sẽ có màu xanh lục, chim cánh cụt thì không biết bay, vân vân và vân.
Cuối cùng, con bé dừng lại và nói với vẻ tự mãn: "Mẹ ơi, con biết hết mọi thứ trên đời!
Tôi giả vờ tin nhưng lại cười thầm trong bụng. Tôi nghĩ còn có vô vàn những chuyện mà một cô bé bốn tuổi như nó làm sao có thể biết được. Tôi đã sống gần 30 năm và chắc chắn tôi biết tất cả những gì mà con tôi biết, và tất nhiên là còn nhiều hơn thế nữa. Nhưng chẳng bao lâu sau, tôi đã thấy những suy nghĩ của mình là sai lầm.
Mọi việc bắt đầu vào một buổi sáng khi tôi cột tóc cho Amanda trước gương trong nhà tắm. Tôi hoàn thành xong mái tóc buộc hai sừng của con bé và kết thúc bằng câu nói: “Mẹ yêu con, Amanda.”
“Con cũng yêu mẹ,” con bé đáp.
“Vậy hả,” tôi trêu con bé, “Mẹ yêu con hơn.”
Mắt con bé sáng lên khi nó nhận thấy gợi ý trong câu nói của tôi, nó cười phá lên: “Con yêu mẹ nhất.”
“Mẹ yêu con nhiều hơn cả núi lửa!” - đây là câu nói thường xuyên trong những cuộc chiến tình yêu của gia đình tôi.
“Nhưng con yêu mẹ từ đây cho tới Trung Quốc luôn!” Trung Quốc là đất nước mà con bé mới biết tới nhờ người hàng xóm mới dọn về của chúng tôi.
Chúng tôi tiếp tục với những câu nói quen thuộc như: “Con yêu mẹ nhiều hơn cả bơ đậu phộng!”… “Mẹ yêu con còn hơn cả ti vi”... “Con yêu mẹ nhiều hơn cả kẹo sing-gôm thổi”...
Bây giờ lại đến lượt tôi, và thường thì khi nói câu này tôi luôn giành chiến thắng. “Mẹ yêu con nhiều hơn cả vũ trụ này! Thua chưa bé con?” Lạ thay, lần này Amanda lại không có vẻ muốn đầu hàng mà dường như đang suy nghĩ.
“Mẹ!”, con bé nói giọng dịu dàng, “Con yêu mẹ hơn cả bản thân con!” Tôi lặng cả người. Tôi đã hoàn toàn bị khuất phục bởi sự chân thành của con bé.
Cho đến lúc đó tôi luôn nghĩ rằng những điều mình biết là nhiều hơn con bé, và ít nhất thì tôi cũng biết tất cả những gì nó biết. Nhưng tôi lại không biết điều này. Cô con gái bốn tuổi của tôi biết nhiều về tình yêu thương hơn cả người mẹ hai mươi tám tuổi của nó, và nó yêu thương tôi còn hơn cả bản thân mình.
Món quà ngày Valentine
Cũng giống như nhiều thầy cô khác, tôi luôn cố gắng hết sức để cho tất cả các học sinh của mình đều cảm thấy chúng được quan tâm đặc biệt. Tôi chưa có con nên tôi xem chúng như là con của tôi vậy. Với tôi, có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc với thế giới của bọn trẻ trong một năm học ngắn ngủi. Tôi có thể đến xem một trận đấu bóng chày, hay tham gia một buổi biểu diễn khiêu vũ. Tôi luôn muốn dạy cho học sinh của mình biết rằng mỗi đứa đều có những điểm đặc trưng riêng của mình. Trong suốt một năm làm chủ nhiệm ở khối lớp Năm tôi đã thấy được tầm quan trọng của những bài giảng và những việc làm của mình.
Vào khoảng cuối tháng Một, tôi bắt đầu thấy những mảnh giấy nhỏ được chuyền tay qua lại trong lớp. Điều này thật lạ vì các em có rất nhiều cơ hội để nói chuyện với nhau khi tham gia hoạt động trong lớp và cũng rất lạ vì ngay cả những đứa không chơi thân với nhau cũng chuyền giấy cho nhau. Cũng không rõ là đứa nào khởi xướng và đứa nào mới là đứa nhận giấy chỉ thấy chúng cứ chuyền tay hết đứa này đến đứa khác.
Những mẩu giấy chuyền tay nhau được vài ngày thì bị tôi bắt được. Rồi tôi thuyết giảng cho bọn chúng một bài về sự thiếu tôn trọng thầy cô trong khi tôi đang cố dạy học cho chúng thì chúng lại chuyền giấy cho nhau. Tôi không đọc những mẩu giấy đó mà vất luôn chúng vào thùng rác.
Sau khoảng một hay hai tuần gì đó, mọi việc có vẻ lắng xuống và tôi nghĩ là mình có lẽ đã chấm dứt được chuyện này. Bước sang tháng Hai, mọi người đều hướng đến ngày lễ Tình Yêu, nhưng tôi thấy bọn trẻ chẳng nhắc gì đến ngày lễ này. Giáo viên thủ công dạy cho các em làm nhưng phong thư thật lớn để đựng những tấm thiệp valentine vào đó, còn tôi thì đưa cho chúng danh sách tên các bạn trong lớp để chúng có thể ghi vào thiệp. Vào hôm trước ngày lễ thánh, các em xin phép tôi cho tổ chức một bữa tiệc. Tôi bảo rằng tôi sẽ cho chúng một tiếng vào cuối buổi học ngày mai và chúng đồng ý. Nhưng rồi chúng lại nằn nì xin thêm nửa tiếng nữa, tôi bảo: “Chuyện đó để ngày mai tính còn bây giờ tiếp tục học thôi!”
Vào ngày Valentine, chúng tôi hoàn thành tiết học buổi sáng một cách thuận lợi. Tôi cũng lấy làm ngạc nhiên vì sự điềm tĩnh của bọn trẻ và cũng nghĩ xem là bọn trẻ con mới lên mười này làm gì trong ngày lễ Tình Yêu chứ. Trước khi các em đi ăn trưa, tôi bảo rằng chúng có thể tổ chức tiệc sau bữa trưa. Và cuối cùng thì cũng có đứa tỏ ra mừng rỡ.
Khi tôi đến nhà ăn để đón các học trò của mình thì chẳng thấy chúng đâu. Tôi chẳng thể nào hiểu nổi khi thầy hiệu phó bảo rằng giáo viên dạy nhạc đã dẫn chúng đi rồi. Tôi đi một vòng đến phòng học nhạc rồi trở lại nhà ăn thì gặp thầy dạy nhạc đang đứng ở trước cửa chờ tôi. Cả nhà ăn đã được dọn dẹp trống trơn chỉ còn mỗi một chiếc ghế đặt ngay giữa phòng. Các cô cậu học trò của tôi thì đang đứng ngay trên một cái sân khấu ở trước mặt, còn thầy dạy nhạc thì dẫn tôi đến chỗ chiếc ghế duy nhất ở giữa phòng.
Candi, cô học trò nhỏ nhút nhát của tôi nói vào micrô: "Tụi con muốn làm một cái gì đó thật đặc biệt cho cô vì cô đã làm cho chúng con những điều tuyệt diệu. Tụi con đã đưa ra rất nhiều ý kiến và cuối cùng quyết định rằng có lẽ đây là điều mà cô sẽ thích nhất. Tụi con sẽ tổ chức một chương trình biểu diễn tài năng xem như là một món quà dành tặng cho cô. Hy vọng là cô sẽ thích nó!
Tất cả các em đều tham gia biểu diễn: có khiêu vũ, hát, múa, chơi piano, kể chuyện - mỗi đứa trình diễn một tiết mục. Tôi ngồi xem mà không thể nào tin nổi toàn bộ những tiết mục này đều do bọn trẻ dàn dựng. Có người dẫn chương trình, đồ dùng sân khấu, cảnh trí và cả những trang thiết bị nữa chứ. Tất cả những mẩu giấy chuyền tay nhau trước đây đều dành cho việc chuẩn bị buổi ra mắt này. Chúng chỉ nhờ thầy dạy nhạc giúp xin phép cho sử dụng sân khấu và giúp chúng điều chỉnh âm thanh mà thôi.
Sau buổi biểu diễn kéo dài một tiếng đồng hồ dành cho một vị khán giả duy nhất đang ngồi dưới mỉm cười mà nước mắt rưng rưng là tôi, tất cả bọn trẻ đứng trên sân khấu đồng thanh nói: “Chúng con biết món quà có giá trị nhất mà chúng con dành cho cô phải là một cái gì đó của riêng chúng con. Chúc mừng cô nhân ngày lễ Tình Yêu!”
Tôi chưa bao giờ cảm nhận được nhiều tình cảm yêu thương đến vậy vào ngày Valentine - dành cho các em học sinh và cả cho một người giáo viên như tôi.
Ngẩng cao đầu
Tôi chỉ là một đứa bé mới 15 tháng tuổi, vô tư, hạnh phúc… cho đến cái ngày tôi bị ngã - một cú ngã rất trầm trọng. Con thỏ bằng thủy tinh vỡ tan tành, đâm vào mắt tôi khiến tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Các bác sĩ cố gắng cứu vãn con mắt bằng cách khâu nối chỗ bị cắt đứt và để lại một vết sẹo bự xấu xí ngay giữa cầu mắt của tôi. Nhưng mọi nổ lực cứu chữa đều thất bại, tệ hơn nữa, nếu lấy toàn bộ cầu mắt ra khỏi hốc mắt thì khi trưởng thành khuôn mặt của tôi sẽ bị biến dạng xấu xí. Thế là, bác sĩ quyết định để lại con mắt xám xịt, không thấy đường và có một vết sẹo chính giữa trên khuôn mặt tôi – con mắt mù loà đó đã điều khiển cả cuộc đời tôi.
Đi đến bất cứ nơi đâu, tôi cũng nhìn chằm chằm xuống đất để mọi người không thấy khuôn mặt xấu xí của mình. Thỉnh thoảng, người ta lại hỏi những câu làm tôi lúng túng và đưa ra những lời nhận xét khiến tôi tổn thương. Còn khi đám trẻ con chơi đùa, tôi luôn phải đóng vai “ác quỷ”. Tôi lớn lên mà luôn nghĩ rằng tất cả mọi người đều nhìn tôi bằng ánh mắt khinh bỉ, như thể cái vẻ ngoài xấu xí là do lỗi của tôi vậy. Điều đó khiến tôi luôn nghĩ rằng mình là một con quái vật.
Nhưng mẹ tôi luôn bảo với tôi rằng: “Con hãy ngẩng cao đầu và đối mặt với thế giới.” Câu nói đó đã trở thành chỗ dựa tinh thần của tôi. Khi tôi còn nhỏ, mẹ thường ôm tôi vào lòng, vuốt tóc tôi rồi nói: “Con cứ ngước mặt lên, mọi việc sẽ ổn thôi, rồi mọi người sẽ nhìn thấy cái đẹp trong tâm hồn con.” Câu nói này luôn được lặp đi lặp lại mỗi khi tôi muốn chạy trốn.
Càng lớn tôi càng hiểu rõ câu nói của mẹ hơn. Khi còn nhỏ, tôi nghĩ mẹ muốn nói rằng: “Hãy cẩn thận nếu không con sẽ bị ngã hoặc đâm sầm vào vật gì đó nếu như con không chịu nhìn đường.” Khi lớn hơn một chút, dù tôi vẫn luôn cúi gằm mặt để che giấu sự xấu hổ, thỉnh thoảng tôi cũng ngẩng đầu lên và để cho mọi người hiểu tôi, thích tôi. Những lời nói của mẹ giúp tôi nhận ra rằng, nếu để mọi người nhìn thẳng vào mặt tôi thì họ sẽ nhận ra sự thông minh và vẻ đẹp đằng sau con mắt vô hồn đó, cho dù họ có không nhìn thấy nó ở bên ngoài.
Khi lên trung học, tôi học rất giỏi và quan hệ bạn bè cũng tốt. Thậm chí, tôi còn được bầu làm lớp trưởng. Nhưng ở sâu thẳm trong lòng, tôi vẫn cảm thấy mình là một con quái vật. Tất cả những gì tôi thực sự muốn có là được bình thường như những người khác. Những lúc cảm thấy tồi tệ, tôi lại chạy đến bên mẹ và khóc, mẹ lại nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến và nói: “Con hãy ngẩng cao đầu và đối mặt với mọi người, hãy để họ tự khám phá cái đẹpở bên trong tâm hồn con.”
Khi tôi gặp người đàn ông một nửa của đời mình, chúng tôi đã nhìn thẳng vào mắt nhau, anh ấy bảo rằng tôi đẹp cả bên trong lẫn bên ngoài. Anh ấy đã nói thật. Tình yêu thương và những lời động viên của mẹ giống như một tia sáng cho tôi lòng tự tin để vượt qua sự hồ nghi của chính mình. Tôi đã đối mặt với nghịch cảnh, đương đầu với khó khăn của mình, và hiểu ra rằng tự đề cao bản thân mình chưa đủ mà còn phải có lòng trắc ẩn đối với những người khác.
“Hãy ngẩng cao đầu lên!” là câu nói luôn hiện diện trong gia đình tôi. Các con tôi đều hiểu được sự khích lệ trong câu nói đó. Vậy là món quà mà mẹ dành cho tôi giờ đây đã được tiếp tục truyền lại cho thế hệ kế tiếp.
Valentine của bà
Đó chỉ là một trò đùa vô hại dành cho bà lão Hayes và tất cả chỉ có thế. Vì cái kiểu quát tháo của bà ấy mỗi khi chúng tôi “mượn” đỡ vài quả mâm xôi quý giá của bà mà bà ta cứ làm như là chúng tôi ăn trộm vàng bạc gì vậy, nên chúng tôi quyết định chơi bà ấy một vố.
Chí ít thì theo chúng tôi nó cũng chẳng hại gì vì George chỉ buộc một sợi dây vào một chiếc hộp màu đỏ hình trái tim, còn Ron thì thêm vào 1 chi tiết cuối cùng: nó gắn thêm hai bông hồng nhựa màu đỏ lên trên cái nắp hộp quà Valentine rỗng không.
Khi George và Albert đang tập dợt kéo chiếc hộp ra khỏi tầm với bằng cách giật sợi dây diều mà chúng nó đã cột vào đó, tôi hỏi: “Tao tự hỏi không biết điều gì sẽ làm cho bà ấy ngạc nhiên hơn cả: lúc bà ấy nhìn thấy chiếc hộp dưới chân hay lúc nhìn thấy nó bay véo ra khỏi tầm tay khi bà ấy cúi xuống định cầm nó lên”.
Bọn tôi cười phá lên khi nhìn cảnh tượng George giựt dây còn Albert thì rượt theo chiếc hộp rỗng không chạy vòng vòng trong cái nhà xe đầy bụi bặm. Albert là một thằng bé mười tuổi người Navajo tròn mũm mĩm, nó bắt chước khá giống cái dáng đi khập khiễng khòng khòng và cả cái vẻ cau có cố hữu của bà Hayes. Và chúng tôi gào rú lên khi thằng Albert nhặt lấy một cây chổi và cưỡi nó chạy vòng vòng giữa khí hậu mùa đông vừa đi vừa hét toáng lên: “Ta là bà lão Hayes đây, một bà già khó ưa nhăn nheo xấu xí ở miền Tây đến đây!”.
Ron là đứa đầu tiên nhìn thấy bố tôi đứng ngay cửa, rồi tất cả bọn tôi đều nhìn thấy ông ngoại trừ thằng Albert, nó không biết nên cứ tiếp tục chạy vòng vòng quanh ga-ra gào thét và cười khúc khích đủ kiểu cho đến khi nó đâm sầm vào thắt lưng của bố tôi đang nãy giờ đứng âm thầm quan sát.
Trong vài giây, tất cả đều há hốc miệng không dám cử động. Thằng Albert nhăn mặt cố nghĩ ra một điều gì đó để che đậy tất cả những chứng cứ đang chống lại chúng tôi.
Rồi bố phá vỡ sự im lặng bằng cách bước chậm rãi đến chỗ chiếc hộp rỗng không nằm trên sàn ngay dưới chân Albert. Ông cầm sợi dây đưa lên và nhìn theo chiếc hộp đang đu đưa qua lại. Rồi ông nhìn sáu thằng con trai đang đứng đó quan sát từng cử chỉ của ông với một tâm trạng sợ hãi. Và không biết bằng cách nào ông nhìn thấu cả tâm can bọn tôi.
“Cách đây không lâu cha cũng chơi trò đùa nghịch ngợm này,” ông nói và đặt chiếc hộp hình trái tim lên bàn. Nghe vậy, lúc đầu tôi thật khó mà tưởng tượng nổi người cha đáng kính của mình lại chơi cái trò quỷ quái này. Rồi tôi nhớ lại tấm ảnh của cha chụp hồi còn bé, cái đầu tóc đỏ choé, mặt đầy tàn nhang, đôi mắt màu xanh lá cây và gương mặt thì đeo một nụ cười tinh quái nên tôi nghĩ điều đó cũng có thể lắm chứ.
Rồi cha nói tiếp: “Một lần vào ngày lễ thánh Valentine, cha và các ông anh họ quyết định chơi trò này với bà nội Walker, không phải vì mọi người không thích bà, bà là một người bà tuyệt vời nhất mà cậu bé nào cũng mong ước có được, mà chỉ vì có một chút nghịch ngợm nên cả bọn quyết định đùa vui bà một tí.”
“Vào một buổi tối, bọn này lén đặt một cái thùng thiếc sơn đỏ ngay ngưỡng cửa của bà. Vì bà bị lãng tai, nên cũng chẳng cần phải nhỏ tiếng làm gì. Điều đó thật tuyệt vì chỉ cần nghĩ đến cảnh tượng bà nội nhặt chiếc hộp vừa mới sơn được đặt ngay cửa nhà lên thì đứa nào cũng cười phá lên thích chí.”
“Chẳng bao lâu thì chiếc hộp cũng được sơn xong. Nhìn nó chẳng được thẩm mỹ cho lắm, nhưng đối với một đám trẻ con nông thôn và một bà lão mắt đã kém thì nó cũng không đến nỗi tệ. Sau khi thỏa mãn với tác phẩm của mình, cả bọn đá mạnh vào cửa nhà bà rồi chạy biến trốn vào các bụi cây chung quanh để chờ xem trò vui.”
“Trong khi chờ bà ra mở cửa cả bọn cứ cười khúc kha khúc khích. Cuối cùng thì bà cũng xuất hiện đứng trước cửa trong chốc lát, mắt nhìn săm soi vào trong bóng tối, mái tóc hoa râm của bà được buộc chặt lại phía sau thành một búi nhỏ, hai tay bà chùi chùi vào trong cái tạp dề trắng bà vẫn hay đeo.”
“Có lẽ bà nghe thấy tiếng động gì đó trong mấy cái bụi cây vì mắt bà nhìn về hướng chỗ bọn nhóc đang trốn và nói to đủ để cả bọn nghe thấy: ”Giờ này mà còn có ai gõ cửa nữa chứ?“ Bụng của cha lúc đó quặn đau vì cố nén tiếng cười. Rồi bà nhìn xuống dưới chân. Ngay cả ở khoảng cách hơn 10 mét cả bọn cũng nhìn thấy được niềm vui lóe lên trong ánh mắt của bà khi bà nhìn thấy một vật màu đỏ ởngay dưới chân mình.”
“Bà kêu lên: ”Ôi! Thật tuyệt vời làm sao! Một món quà valentine cho bà nội! Tôi cứ tưởng năm nay mình lại bị lãng quên rồi chứ!" bà cúi xuốn
g nhặt món quà lên.
“Đây đúng là giây phút mà cả bọn trông đợi nhưng dường như chẳng đứa nào thấy vui như đã tưởng tượng. Bà rờ rẫm chiếc hộp còn ướt sơn một lúc và nhận ra trò đùa quái ác của bọn trẻ. Niềm vui có được một người thương yêu nhớ đến mình trong ngày lễ này của bà thật quá ngắn ngủi.”
“Bà cố mỉm cười, bằng tất cả vẻ nghiêm trang của mình bà quay trở vào trong nhà vô tình chùi tay vào trong chiếc tạp dề sạch sẽ trắng tinh của bà.”
Cha dừng lại một lúc để cho sự tĩnh lặng một lần nữa lại bao trùm lên lũ nhóc đang chăm chú lắng nghe. Lần đầu tiên tôi thấy mắt cha ươn ướt. Rồi cha hít một hơi thật sâu và nói: “Cũng trong năm đó bà qua đời, cha chẳng còn cơ hội nào để tặng cho bà một món quà valentine thật sự.” Cha cầm chiếc hộp kẹo trên bàn lên và đưa nó cho tôi, rồi cha quay lưng bỏ ra ngoài màkhông nói thêm một lời nào.
Vào buổi tối hôm đó, sáu thằng con trai cười khúc khích đặt lên ngưỡng cửa nhà bà Hayes chiếc hộp màu đỏ hình trái tim có đính hai bông hồng bằng nhựa bên trên. Bọn tôi núp sau những bụi cây phủ đầy tuyết chờ xem phản ứng của bà khi nhận được một chiếc hộp đầy những kẹo và quả hạch như thế nào.
Và lần này thì không có một sợi dây nào cả.
Quà tặng cho Laura
Cô bạn Ann của tôi chẳng ưa gì ngày lễ thánh Valentine khi cô ấy còn là một cô bé. Cô ấy chỉ là cô gái bình thường - không xấu cũng chẳng đẹp. Và ngày lễ này dường như luôn bất công với những cô gái như vậy. Hồi còn học tiểu học thì chuyện này cũng không đến nỗi tệ, khi đó cô ấy nhận được 30 tấm thiệp từ các bạn trong lớp (những tấm thiếp này là do cô giáo buộc các bạn phải làm để tặng cho các bạn nữ). Có một điều mà lúc đó cô ấy đã không nhận ra là những tấm thiệp của mình không to quá cỡ như thiệp của các bạn gái được nhiều người ưa thích và không có những câu chúc tình cảm như của những bạn gái xinh đẹp khác. Nhưng khi lên trung học thì chuyện tặng thiệp không còn mang tính bắt buộc nữa. Ở cái độ tuổi mà con người bắt đầu cảm thấy thích sự lãng mạn, thích được ngưỡng mộ, thích được người khác theo đuôi, và đặc biệt là thích được tặng một tấm thiệp vào ngày valentine thì lại chẳng có một tấm thiệp nào. Không có cho Ann, không có cho tất cả những cô gái bình thường khác, chỉ có thiệp cho những cô gái xinh đẹp và nổi tiếng. Và khi đó thì câu chuyện về những cô vịt con xấu xí một ngày nào đó sẽ biến thành những nàng thiên nga xinh đẹp cũng chẳng giúp làm dịu đi sự tổn thương và hắt hủi mà họ phải chịu.
Như một điều tất yếu, Ann càng lớn càng trở nên xinh đẹp và trở thành mục tiêu săn đón của những chàng trai. Được nhiều người quan tâm và theo đuổi Ann bắt đầu cảm thấy mình xinh đẹp thực sự. Song dù nhiều năm đã trôi qua, Ann đã trưởng thành và lập gia đình nhưng cô ấy vẫn không thể nào quên được những ngày tháng buồn tủi ngày xưa.
Giờ đây, Ann đã có hai cậu con trai đang ở độ tuổi trung học. Ở trường chúng vào ngày lễ Valentine chỉ cần 1 đô la họ sẽ giúp bạn gởi tặng cho ai đó một bông hoa Cẩm Chướng. Ann thường cho mỗi đứa 1 đô để mua hoa tặng bạn gái, cô cũng không quên cho thêm mỗi đứa 1 đô kèm theo một lời dặn dò: “Hãy chọn một bạn gái nào đó không được xinh đẹp cho lắm nhưng tử tế rồi nhờ họ gởi tặng cho cô ấy một bông hoa. Như thế thì cô ấy sẽ biết được rằng mình cũng có người quan tâm và cũng cảm thấy mình có một điều gì đó đặc biệt”.
Nhiều năm trôi qua Ann vẫn làm công việc thầm lặng này và tạm quên đi những chuyện xa xưa.
Trong số những người đã nhận được một trong những món quà ấy có một cô bé tên là Laura. Con trai Ann kể lại rằng Laura đã rất sung sướng và ngạc nhiên đến bật khóc. Suốt ngày hôm đó, cô ấy cầm theo bông hoa đi khắp nơi và luôn thắc mắc với các bạn không biết ai là người ngưỡng mộ đã tặng hoa cho mình. Nghe xong, Ann bỗng có cảm giác cay cay sống mũi và những ký ức ngày xưa bỗng hiện về.
Vòng tay yêu thương
Khi biết được mình và Josh không thể nào có con được, Sally đã vô cùng đau khổ. Vì công việc của Josh có thu nhập cao nên Sally chẳng cần phải làm việc, cũng chính vì thế mà thời gian trôi qua đối với cô giống như một con rùa đang bò vậy. Những thú vui như chơi tennis, tập bơi và xem phim chẳng bao lâu cũng trở nên nhàm chán. Cô dần dần xa cách với bạn bè vì họ đã có con và bận túi bụi với những công việc của một bà mẹ.
Cuối cùng Sally quyết định dùng thời gian của mình để giúp đỡ người khác, miễn là công việc đó chẳng liên quan gì đến trẻ con. Cô luôn cảm thấy đau mỗi khi nhìn thấy chúng.
Sally quyết định làm công việc tình nguyện ở bệnh viện địa phương vì cô muốn mình phải luôn bận rộn. Cô luôn có mặt ở khắp nơi trong bệnh viện và cuối cùng thì được phân công làm việc ở phòng cấp cứu - nơi lúc nào cũng đầy ắp công việc. Thời gian trôi qua như tên bay và Sally cảm thấy nơi đây thực sự cần mình.
Khi Sally lấy hết can đảm để kể cho Josh nghe việc này, chồng cô đã nổi giận đùng đùng: “Em không thể tự đặt mình vào một nơi đầy rẫy những hiểm nguy như thế!”
“Nhưng em muốn mình phải làm một cái gì đó hơn là cứ ở không chơi suốt ngày!”
“Vậy thì làm việc cho một chương trình đọc truyện hay nấu ăn hay gì gì đó cũng được - một công việc an toàn hơn.”
“Điều em muốn không phải là được an toàn mà em muốn mình có ích và cảm thấy thích thú với công việc.”
Cuối cùng thì chồng cô cũng phải chịu thua. Nhưng mỗi đêm khi thấy Sally về nhà mệt mỏi và ủ rũ, anh lại cố nài nỉ: “Em hãy làm một việc gì khác đi!” Nhưng cô lại không muốn bỏ cuộc.
Một hôm, khi Sally đang chạy xuống đại sảnh tìm một vị bác sĩ để báo cho ông ta rằng vợ ông ấy gọi điện thoại đến, thì một chiếc xe cứu thương trờ tới. Đây là chuyện thường ngày ở đây, nhưng lần này một nhân viên y tế đang quay qua quay lại rất lạ, mắt tìm kiếm chung quanh. Anh ta phát hiện ra Sally và ấn vào tay cô một cái bọc nhỏ. “Cô hãy giữ lấy đứa bé này và đừng có đi đâu nhé!”, nói xong anh ta chạy vội theo chiếc băng ca cứu thương vào phòng cấp cứu.
Sally nhìn chằm chằm vào đứa bé sơ sinh trong vòng tay mình. Vừa lúc đó vị bác sĩ mà cô cần tìm đi ngang qua, cô liền nói cho ông biết về cuộc điện thoại và cả lý do vì sao mà cô lại phải giữ đứa bé này.
Vị bác sĩ nói: “Tôi nghĩ là các nhân viên cứu thương đã khám cho bé nếu không họ sẽ không đưa nó cho cô giữ, nhưng để cho chắc tôi sẽ khám lại xem sao.” Rồi Sally chạy theo vị bác sĩ khi ông ẵm đứa bé vào trong một căn phòng trống để khám cho nó. “Cô bé không sao!”, ông mỉm cười và đưa trả bé lại cho Sally.
Cô lại theo sau vị bác sĩ đi ra, nhưng trước khi cô kịp có ý kiến gì thì nhân viên y tế lúc nãy đi đến. Cô nói: “Tôi đâu phải là y tá ở đây, tôi chỉ làm việc tình nguyện.”
“Tôi biết, trước đây tôi đã nhìn thấy cô. Cô hãy chăm sóc cho cô bé cho đến khi mọi việc ở đây rảnh rang một chút thì sẽ có người đến thay. Mọi người đều biết cô đang trông nó mà!”
“Nhưng …”, Sally chưa kịp nói gì thì anh ta đã vẫy tay chào và quay lưng bỏ đi
Rồi đứa bé bắt đầu khóc. Sally liền đu đưa cô bé nhè nhẹ cho đến khi nó ngủ thiếp đi. Lúc đó cô mới nhận ra điều kỳ diệu khi ôm trong tay một đứa bé đang say ngủ. Điều mà cô đã bỏ lỡ khi tự mình xa lánh tất cả những đứa bé con của những người bạn hay người thân của mình.
Vài phút sau, một cô y tá đến nhận đứa bé và cho biết: “Ba mẹ của bé bị tai nạn xe hơi, nhưng họ đã qua cơn nguy hiểm rồi. Cảm ơn vì đã chăm sóc cho cô bé này.”
Nhưng Sally mới chính là người phải nói lời cảm ơn. Cô bé đã mang lại cho Sally một cảm xúc mà trước đây cô chưa từng cảm nhận được. Rất nhiều năm rồi, đây là lần đầu tiên Sally về nhà với chồng trong một tâm trạng vui vẻ và trong đầu đầy ắp những kế hoạch.
Khi Sally nói với chồng về việc cô đã tìm ra một nơi làm mới, điều đó là làm cho anh thật sự sung sướng. Anh nói: “Tốt lắm, vậy là em sẽ rời khỏi bệnh viện!”
“Không,” Sally mỉm cười nói, “Em chỉ chuyển sang làm ở bộ phận khác mà thôi. Họ đang cần một người để trông nom và yêu thương những đứa trẻ bị bỏ rơi. Ngày mai em sẽ bắt đầu.” Josh nở một nụ cười thật tươi.
Ưu tiên hàng đầu
Thời gian là một trong những thứ quý giá nhất hiện nay. Bất kể chúng ta mua bao nhiêu đồ dùng, đọc bao nhiêu sách hay tham gia bao nhiêu lớp học, thì cũng chẳng đủ để gọi là bận rộn.
Là một người mẹ như bao người mẹ, tôi phải làm việc, thường xuyên tất bật với nào là yêu cầu của công việc, các sở thích bản thân, những công việc lặt vặt trong nhà, và với các hoạt động trong trường của các con như: thi đấu, luyện tập, những bài học nhạc, các buổi diễn tập và công diễn. Các hoạt động này đều nhằm mục đích làm phong phú thêm cuộc sống của bọn trẻ cũng như phát triển các kỹ năng, tài năng và giá trị của chúng.
Tuy nhiên, những bà mẹ quá bận rộn với đủ thứ công việc chẳng còn quan tâm mấy đến mục đích thực sự của những hoạt động này. Từ thuở ấu thơ, trẻ con luôn cần sự quan tâm và khích lệ của cha mẹ. Những lời khen và động viên khi đứa bé biết bò, biết đứng dậy, biết đi, biết nói, biết đá banh, vân vân và vân vân cứ chất thành đống theo thời gian. Rồi khi trẻ lớn lên, những bài học đơn giản được thay thế bằng những hoạt động khác như thể thao, múa hát hay âm nhạc. Còn cha mẹ thì ngồi ở trên khán đài làm khán giả để cổ vũ, tán dương, vỗ tay động viên con mình.
Song, sớm hay muộn thì một bà mẹ đang làm việc cũng phải đối mặt với sự đan xen giữa công việc và những cuộc thi đấu, các buổi hoà nhạc hay các hoạt động khác của con mình. Người mẹ không thể ở hai nơi cùng một lúc. Và thật khó lòng quyết định xem phải làm như thế nào; điều gì là tốt nhất cho con; điều gì mà một người mẹ đảm đang nên làm; làm thế nào xoay chuyển tình thế bất lợi thành có lợi cho cả đôi bên.
Tôi đã trải qua một tình huống quyết định như thế khi trường học của con gái tôi đăng cai tổ chức liên hoan âm nhạc hằng năm mang tên “String Fest”. Có các ban nhạc của 5 trường biểu diễn trong nhà thi đấu cùng với cả một biển người các khán giả phụ huynh và bạn bè. Các ban nhạc sẽ phải đến trước 45 phút để có thời gian chuẩn bị. Và như thường lệ, liên hoan này luôn diễn ra vào lúc cả hai vợ chồng tôi đều bận túi bụi. Nên chúng tôi thu xếp để cho cậu con trai lớn đến chỗ cô em gái của nó vào đúng giờ biểu diễn.
Con gái tôi cũng biết rất rõ thời gian biểu của mẹ nó, nên cũng cố làm an lòng tôi, nó nói: “Tối nay mẹ không cần đến xem cũng được. Chỉ cần đến đúng giờ để đón con về thôi.” Còn có cách nào khác tốt hơn nữa chăng? Tôi sẽ chẳng cần phải vật lộn với đoạn đường dài hơn 50 km trong giờ cao điểm để về cho kịp. Tôi có thể làm thêm hai tiếng nữa, lúc đó xe cộ sẽ bớt đông đúc và tôi có thể sắp xếp để đến nhà thi đấu đúng giờ về. Ngoài ra, tôi đã từng xem biết bao nhiêu buổi hoà nhạc rồi, bỏ qua một buổi cũng đâu có sao!
Sau khi suy nghĩ cân nhắc các lựa chọn, tôi quyết định mình không thể vắng mặt. Mặc dù con gái đã cho phép tôi bỏ qua buổi biểu diễn nhưng điều đó không thể biện minh cho sự vắng mặt của tôi. Tôi thấy mình thật đáng trách khi không đến dự buổi hoà nhạc này. Thế là tôi quyết định rời sở làm và đến nơi ngay trước khi buổi diễn bắt đầu. Tôi tìm thấy một chỗ ngồi đối diện ngay ban nhạc của con gái, chỉ cách có vài hàng ghế. Con bé ở ngay trước mắt tôi, nhưng giữa một biển người như thế này, có lẽ nó sẽ chẳng nhìn thấy tôi đâu.
Khi thời gian dành cho việc chuẩn bị kết thúc, con bé đặt cây vĩ cầm của nó sang một bên. Tôi để ý thấy con bé bắt đầu lướt nhìn qua những hàng ghế khán giả để tìm kiếm người quen. Rồi khi nhìn thấy tôi đang vẫy vẫy tay như các bà mẹ vẫn thường hay làm, con bé mỉm cười. Chỉ cần một cử chỉ của con bé cũng nói lên tất cả: tôi đã làm nên một đêm diễn đáng nhớ cho con bé. Không có bất kỳ sự khuyến khích, lời khen ngợi hay phần thưởng nào xứng đáng với giây phút ấy. Hình ảnh đó mãi mãi được khắc ghi trong tâm trí của hai mẹ con mà không có một máy ảnh hay máy quay nào có thể ghi lại được. Đó là tình cảm yêu thương của hai con người dành cho nhau trong khán phòng của nhà thi đấu.
Cơ hội
Hai mắt đẫm lệ, tôi nằm trên giường bệnh nhìn chăm chăm ra bầu trời tháng Mười lạnh giá. Hôm đó là ngày cưới của tôi - ngày mà tôi mong chờ từ rất lâu rồi. Đáng lẽ giờ này tôi đang bước vào lễ đường trong bộ váy trắng tinh của cô dâu.
Tôi quen với Yates được 6 năm, suốt thời trung học cho đến khi lên đại học. Chuyện tình của chúng tôi ai cũng biết, và đây là mối tình đầu của cả hai đứa. Nhưng rồi chúng tôi phát hiện ra cả hai đều có những giấc mơ của riêng mình và một phần cũng do còn quá trẻ con và khờ dại, thế là chúng tôi chia tay nhau.
Trong suốt mười năm, tôi và Yates sống hai cuộc đời khác biệt, ở hai nơi khác biệt. Trải qua nhiều cuộc tình đổ vỡ và nhiều lỗi lầm trong cuộc sống, chúng tôi bỗng thấy cuộc đời mình thật trống rỗng. Rồi sau gần mười năm không tin tức, Yates đã liên lạc với tôi thông qua mẹ tôi. Chúng tôi gặp lại nhau để rồi nhận ra là hai đứa không thể sống thiếu nhau. Ba tháng sau, chúng tôi đính hôn.
Vào một ngày tháng Mười đẹp trời, chồng chưa cưới của tôi ngồi bên giường bệnh cầm lấy tay tôi vuốt ve, an ủi. Chúng tôi đã không thể cùng nhau bắt đầu một cuộc hành trình mới.
Hai ngày trước đó, số phận không may đã mang tôi vào bệnh viện với một chiếc xương chậu, một chiếc xương đòn và vài cái xương sườn bị gãy. Và sau đó là mất hàng giờ gọi điện thoại để hoãn lại tất cả những dịch vụ đặt trước, và để thông báo cho bạn bè và người thân. Mỗi lần nhớ lại cảnh chiếc xe tải, bất chấp cái biển báo dừng, chạy tông vào xe tôi, hất tung tôi ra vệ đường làm tôi bất tỉnh là tôi như muốn nổi điên.
Chúng tôi đã nghĩ đến việc tổ chức hôn lễ ngay trong nhà thờ của bệnh viện theo đề nghị của một mục sư, người đã lái xe gần 500 cây số đến để làm lễ cho chúng tôi. Nhưng tôi ao ước được chia sẻ ngày vui trọng đại này với những người thân và bạn bè của mình.
Tại sao lại là tôi chứ? Tôi đã làm gì để đáng bị như vậy?
Nhưng rồi không hiểu sao tôi cảm thấy những tấm thiếp mời, những kiểu trang trí tiệc mà tôi đã cất công chuẩn bị trước đây bỗng trở nên tầm thường. Sao tôi phải tốn hàng giờ đồng hồ miệt mài bên đống dây nhợ đủ màu sắc để chuẩn bị cho một việc hão huyền như vậy?
Hiện tại, điều quan trọng nhất là tôi còn được sống, có chồng chưa cưới ở bên cạnh và còn có cả một tương lai đang chờ đón. Giờ đây, đối với tôi, hôn nhân có một tầm quan trọng hoàn toàn khác. Chúng tôi đã trải qua những điều tồi tệ nhất trước khi cùng nhau trao lời thề hôn ước, đó chính là những thử thách của tình yêu mà chúng tôi phải vượt qua.
Bất chấp lời cảnh báo của bác sĩ, chỉ một tháng sau tôi đã có thể tự mình đi lại được. Tôi mang trong mình một nguồn sinh lực và mục đích sống hoàn toàn mới: tôi muốn tự mình đi vào lễ đường, làm lễ kết hôn với người đàn ông đã chăm sóc, an ủi tôi, giúp tôi vượt qua những cơn đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần trong suốt nhiều tuần qua.
Cuối cùng thì tôi và Yates cũng là của nhau. Ba tháng sau tai nạn, giờ tôi đang ngồi trong phòng cô dâu ở giáo đường thánh Mary, hồi hộp chờ đợi giây phút trọng đại của đời mình. Một trận mưa tầm tã, đầy sấm chớp trút xuống bên ngoài giáo đường. Tôi chợt mỉm cười, thầm nghĩ. Đến Thượng đế cũng cảm động đến rơi lệ và lên tiếng chúc mừng cho ngày cưới của chúng tôi.
Những vết sẹo trên người tôi là những minh chứng gợi nhắc cho tôi về sự mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi quả là may mắn. Nếu không có việc này xảy ra, có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết được rằng: không phải có một ngày cưới tuyệt vời là sẽ có một cuộc hôn nhân hoàn hảo, mà chính sức mạnh tình yêu của hai người sẽ làm cho mỗi một ngày đều là ngày tuyệt vời nhất.
Điều kỳ diệu của Miguel
Khi đang học năm cuối trường Y, khoa chấn thương chỉnh hình, tôi có vinh dự được tham gia chữa bệnh tại El Salvador. Tôi là thành viên của một nhóm gồm 50 bác sĩ tận tụy với nghề tình nguyện cùng tham gia trong chuyến đi kéo dài một tuần lễ này. Chúng tôi chia nhau thành từng nhóm nhỏ và đi đến các nơi để chữa bệnh cho người dân ở đây. Nhóm của tôi đóng quân tại một nhà thờ ở thủ đô San Salvador.
Buổi sáng đầu tiên chúng tôi đến đó trước 8 giờ một chút và thấy có đến cả trăm người xếp thành hàng dài bên ngoài nhà thờ. Có người đã đi xe buýt hơn 4 tiếng đồng hồ để đến đây. Qua tin tức báo đài và cả những lời truyền miệng, họ đã biết được việc này và đã đến chờ đợi để được các bác sĩ tình nguyện này khám cho.
Nhóm 7 người chúng tôi nhanh chóng bày các bàn khám bệnh ra trong một căn phòng nhỏ của nhà thờ. Khi đồng hồ điểm 8 giờ, cánh cửa trước mở ra và hàng người tiến vào bên trong. Ai đến trước thì được khám trước, và cứ một người vừa xong thì người kế tiếp đã xuất hiện ngay. Với tư cách là một bác sĩ thực tập của khoa, mỗi ngày tôi chỉ được khám cho vài bệnh nhân. Nhưng giờ đây tôi phải tăng tốc để có thể khám cho hơn 100 bệnh nhân mỗi ngày. Có đủ thứ loại bệnh tật, từ vẹo cột sống và chấn thương vùng lưng cho đến bệnh tim mạch và cả bệnh tiểu đường.
Trong thời gian ở El Salvador có rất nhiều bệnh nhân đã khiến tôi phải mủi lòng, nhưng đáng nhớ nhất là cậu bé Miguel. Khoảng giữa buổi sáng ngày đầu tiên, một bà mẹ mang cậu con trai mới 6 tuổi đến khám. Vốn tiếng Tây Ban Nha của tôi ít ỏi nhưng với sự giúp đỡ của người thông dịch tôi cũng hiểu được rằng hệ miễn dịch của thằng bé rất yếu. Nó thường hay bị cảm lạnh, bị viêm xoang và viêm phế quản. Mẹ thằng bé rất lo lắng vì nó cứ bị ốm liên tục.
Sau khi khám cho thằng bé tôi phát hiện một đốt sống cổ của nó nằm không đúng chỗ. Tôi nắn lại xương và giải thích cho mẹ bé rằng chúng tôi chỉ ở đây 1 tuần mà bé thì cần phải được nắn xương thường xuyên mỗi ngày, nên bà mẹ đồng ý sẽ mang con lại vào buổi chiều hôm đó và mỗi ngày sau đó bà đều đến.
Ngày hôm sau, tôi luôn để mắt tìm thằng bé, nhưng phải sau bữa trưa nó mới đến, gương mặt rạng rỡ và rất vui khi được trở lại. Tôi kiểm tra lại và thấy đốt xương nằm sai vị trí có chuyển biến tốt hơn ngày hôm trước. Tôi lại tiếp tục điều chỉnh đốt xương cổ cho thằng bé và cảm thấy hạnh phúc vì công việc tiến triển rất tốt.
Ngày thứ ba, tôi lại cảm thấy phấn khích khi Miguel và mẹ của bé trở lại. Không chỉ có Miguel tươi cười mà lần này mẹ nó cũng cười thật tươi. Trông bà ấy có vẻ rất vui sướng và nói liến thoắng khiến người phiên dịch cho tôi phải khó khăn lắm mới theo kịp. Tuy biết rõ những căn bệnh mà Miguel phải chịu đựng nhưng tôi không hề biết đến những khó khăn khác của thằng bé. Người mẹ giải thích rằng thằng bé không nói được vì nó gặp vấn đề trong việc phát âm và không thể ghép nối các từ lại với nhau. Vì không thể giao tiếp được nên thằng bé luôn nhút nhát và khép kín. Và bà ấy rất vui khi bỗng nhiên khả năng giao tiếp của Miguel phát triển lên rất nhiều. Thằng bé bắt đầu nói chuyện như tất cả mọi đứa trẻ lên sáu khác. Nó có thể phát âm đúng và rõ ràng các câu chữ. Giờ đây Miguel có thể kể chuyện, diễn đạt ý nghĩ của mình, và trở lại là một đứa trẻ bình thường.
Tôi sẽ chẳng bao giờ quên được Miguel và tuần lễ quý giá mà mình đã được làm việc tại El Salvador. Đó thực sự là một niềm vinh dự và một đặc ân khi được làm một thành viên trong đoàn. Mọi người đều chào đón tôi bằng những vòng tay ấm áp và tình cảm nồng hậu. Họ là những người tốt bụng và đáng yêu nhất mà tôi đã từng gặp. Khi rời khỏi nơi này tôi chẳng những mang theo những kỷ niệm đẹp mà còn mang theo cả một túi đầy quà mà những bệnh nhân đã tặng như một lời cảm ơn về những gì mà tôi đã làm cho họ. Mỗi khi nhớ đến Miguel tôi lại nghĩ rằng trong mỗi người chúng ta đều ẩn chứa điều kỳ diệu nào đó và nó chỉ chờ một ngày được ai đó khám phá.
Lá thư cuối cùng của người lái xe tải
TTO - Một lần trên xa lộ, tôi thấy một nhóm cảnh sát hoàng gia Canada và vài người công nhân đang tháo gỡ phần còn lại của một chiếc xe tải bị mắc kẹt bên vách đá. Tôi đậu xe lại, nhập vào nhóm tài xế xe tải đang lặng lẽ quan sát đội công nhân.
Một cảnh sát bước lại chỗ chúng tôi chậm rãi nói: “Rất tiếc, người tài xế đã chết khi chúng tôi phát hiện ra anh ta. Có lẽ anh ấy bị lạc tay lái trong lúc trời có bão tuyết hai ngày trước đây. Thật khó để nhận ra người bị nạn nếu chúng tôi không may mắn thấy ánh nắng phản chiếu từ kính chiếu hậu”. Viên cảnh sát lắc đầu buồn bã, rút trong túi áo khoác một lá thư: “Đây này, các anh nên đọc cái này. Tôi đoán anh ấy đã sống được khoảng hai giờ trước khi chết vì lạnh”
Tôi chưa bao giờ thấy cảnh sát khóc. Tôi nghĩ họ đã thấy quá nhiều cái chết và chứng kiến nhiều cảnh tượng hãi hùng nên họ không còn cảm giác gì trước những việc tương tự. Nhưng viên cảnh sát ấy đã lau nước mắt và đưa tôi lá thư. Đọc thư, tôi cũng như những người tài xế khác, không nói lời nào, chỉ lặng lẽ giấu những giọt nước mắt, trở về xe của mình.
Những từ ngữ trong thư như nung cháy tôi. Và sau nhiều năm, nó vẫn còn khắc sâu trong trí nhớ, như thể tôi đang cầm nó trước mặt. Tôi muốn chia sẻ lá thư đó với bạn, bạn bè của bạn và gia đình của họ.
Thư của Bill. Tháng 12 năm 2000
“Vợ yêu quý của anh,
Đây là lá thư mà không người đàn ông nào muốn viết. Nhưng anh cũng đủ may mắn khi có một ít thời gian nói lên những gì anh đã quên nói nhiều lần trước đây.
Anh yêu em, em yêu ạ. Em đã từng nói đùa rằng anh yêu chiếc xe tải còn hơn cả yêu em bởi vì anh dành nhiều thời gian cho nó quá! Anh yêu cái khối sắt này vì nó cần cho chúng ta. Nó chứng kiến anh vượt qua những nơi khó khăn, những giờ khó nhọc. Anh đã có thể luôn kỳ vọng vào nó trên những chuyến hàng xa và nó luôn mau chóng giúp anh hoàn thành công việc. Nó không bao giờ làm anh thất vọng. Nhưng em có biết rằng anh yêu em cũng bởi những lý do đó. Em cũng đã chứng kiến anh vượt qua những thời khắc khó khăn.
Anh nhớ anh đã than phiền về chiếc xe cũ kỹ vậy mà anh không nhớ em cũng từng than thở khi mệt mỏi trở về nhà. Anh quá lo nghĩ đến những rắc rối của mình đến nỗi không nghĩ gì đến em. Anh nghĩ về những thứ em đã phải từ bỏ vì anh: quần áo, du lịch, tiệc tùng, bạn bè...Em đã không bao giờ trách móc và vì lý do nào đó anh đã không bao giờ nhớ cám ơn em. Khi anh ngồi uống cà phê với bạn bè, anh luôn nói về chiếc xe và những khoảng tiền sửa chữa nó. Anh nghĩ anh đã quên mất em là người bạn đời của anh.
Sự hy sinh và phấn đấu của em cũng nhiều như việc anh cố gắng để có được một chiếc xe mới. Anh rất hãnh diện về chiếc xe này và anh cũng rất hãnh diện về em. Nhưng anh chưa bao giờ nói với em điều đó. Anh cho đó là điều dĩ nhiên em đã biết. Nhưng nếu anh dành nhiều thời gian với em thay vì để chùi rửa, lau bóng chiếc xe thì anh đã có thể nói những lời thật lòng mình với em.
Nhiều năm tháng qua, trong những lần rong ruổi trên đường, anh biết những lời cầu nguyện của em luôn theo anh. Nhưng lần này những lời đó không đủ. Anh đang đau quá. Anh đang trên chặng đường cuối cùng. Và anh muốn nói lên những điều mà lẽ ra anh phải nói nhiều lần trước đây. Những điều bị lãng quên vì anh quá quan tâm đến chiếc xe và công việc.
Anh đang nghĩ đến những ngày kỷ niệm của hai đứa hay ngày sinh nhật đã bỏ lỡ, cả những vở kịch, những trận đấu hockey của các con mà em phải tham dự một mình vì anh đang đâu đó trên đường. Anh đang nghĩ về những đêm em cô đơn và nghĩ đến anh đang ở đâu, công việc như thế nào. Anh đang nghĩ về những lúc anh muốn gọi cho em chỉ để nói lời chúc ngủ ngon nhưng vì lý do gì đó lại tiếp tục chạy xe. Anh nghĩ về những giây phút thanh thản, yên lành khi nghĩ đến em cùng các con. Những bữa cơm gia đình em dành nhiều thời gian để chuẩn bị và tìm nhiều lý do để giải thích với các con vì sao anh không ăn cùng. (Vì anh đang bận thay dầu cho xe, anh đang bận sửa xe, anh đang ngủ vì buổi sáng anh phải đi sớm,...). Luôn luôn có một lý do nào đó! Khi chúng ta lấy nhau, em không biết thay bóng đèn, nhưng chỉ hai năm sau em đã có thể sửa lò sưởi những khi trời bão trong khi anh đang chờ dở hàng ở Florida.
Anh đã phạm nhiều sai lầm trong đời nhưng nếu nói anh chỉ có một lần quyết định đúng, anh nghĩ đó là khi anh hỏi cưới em.
Cơ thể anh đang đau. Nhưng tim anh thì đau hơn nhiều. Em không có mặt lúc anh ra đi, lần đầu tiên từ khi chúng ta có nhau. Anh thật sự thấy cô đơn và sợ hãi. Anh cần em nhiều lắm và anh biết đã quá trễ rồi. Anh nghĩ thật là tức cười, bây giờ tình yêu của anh thì đang ở xa anh ngàn dặm còn khối sắt vô tri đã sai khiến cuộc sống của anh nhiều năm nay thì đang ở đây. Nhưng anh cảm thấy em đang ở cạnh. Anh có thể cảm nhận tình yêu của em, trông thấy khuôn mặt em. Em đẹp lắm, có biết không? Anh nghĩ gần đây anh không nói với em điều đó dù em vẫn rất xinh đẹp.
Hãy nói với các con rằng anh yêu chúng rất nhiều. Anh sợ phải ra đi quá nhưng giờ phút đó đã đến rồi em yêu ạ. Anh yêu em rất nhiều. Hãy nhớ chăm sóc bản thân và luôn nhớ rằng anh đã yêu em nhiều hơn bất cứ cái gì trên đời. Anh chỉ quên không nói với em điều đó mà thôi.
Anh yêu em.
Bill”
Câu chuyện nhỏ này dành cho bất kỳ ai không để ý rằng, vì những lo toan thường nhật mà bản thân mình thường vô tâm với những người yêu thương...
Tue Apr 19, 2011 11:28 am by Khách viếng thăm
» truyện cười đê............
Tue Apr 05, 2011 7:46 pm by lamcan_a2
» khó wa.com.
Thu Mar 31, 2011 8:37 pm by van_giapa2
» anh lop a2 minh ne`
Mon Mar 28, 2011 8:00 pm by ho^`ngchie^n_rockchick
» ĐÔI KHI...
Sun Mar 27, 2011 10:34 am by van_giapa2
» trả lời nhanh nhé các bạn!!!
Sun Mar 27, 2011 10:23 am by van_giapa2
» Tổng hợp Hài 'Bao Công xử án Tôn Ngộ Không'
Sat Mar 26, 2011 8:16 pm by Admin
» Những video cảm động về chó
Sat Mar 26, 2011 8:08 pm by Admin
» nghe bai hat moi nhat cua Dong Nhi "Tung thuoc ve nhau "
Sat Mar 26, 2011 2:41 pm by littleprincess_a2